Birth Death, War Peace, Barbarism Civilisation
I. The Birth
1. The First Marriage
Bên cạnh Giao Kèo Máu và Giao Ước, Cuộc Hôn Nhân giữa Mẹ và Cha là một Giao Ước thứ ba thần thánh không kém. Nó mang lại hòa bình giữa hai hệ tư tưởng xung đột nhau và đứa con của cả hai sẽ là hiện thân da thịt nhất cho sự nhượng bộ này. Cuộc Nhân Đầu Tiên là một bí mật với con người nhưng cuộc hôn nhân đầu tiên của con người đã được ghi chép lại. Adam và Eve, hai tạo vật bởi The Holy Birth mang hơi thở của Chúa, liên kết với nhau từ một phần của xương sườn Adam. Nhưng “xương sườn” (rib) là một cách dịch của tiếng Anh từ một nghĩa của ”צלע “(tsela) mang nghĩa một mặt, khía cạnh (side) trong tiếng Hebrew. Dịch thành một xương sườn của Adam nghe rất lạ. Nếu như theo nghĩa “side”, Eve được tạo ra từ một phần của Adam.
“This is now bone of my bones
And flesh of my flesh;
She shall be called Woman,
Because she was taken out of Man.”
Genesis 2:23
“Adam” trong tiếng Hebrew là ” אדמה” (Adamah) mang nghĩa mặt đất. “Eve” trong tiếng Hebrew là “ חַוָּה” mang nghĩa là sự sống. Dù Adam-Eve hơi ngược với Mẹ-Cha về nghĩa giới tính, nhưng thật ra không ngược. Adam là một hiện thân cơ thể của Mẹ và Eve là hiện thân sự sống của Cha. Hoán đổi giới tính nhưng bản chất vẫn sẽ như vậy, Bà Mẹ vẫn luôn ở vị trí đầu tiên và Ông Cha luôn ở vị trí cuối cùng, như Quá Khứ và Tương Lai luôn có thứ tự từ trái sang phải, như hạ tầng đi lên thượng tầng, như sự man di hóa thành văn minh.
Và chúng ta có một hồi tiếp theo cho mâu thuẫn trường kì giữa Zeus và Prometheus, giữa một thực thể trên cơ nhưng bất định với tương lai và một thực thể dưới cơ nhưng lại nắm quyền năng tiên tri. Vị anh hùng Hercules; trong khi thực hiện công trạng lần thứ 11, đang tiến về khu vực tận cùng thế giới, nơi Atlas đang vác cả bầu trời và các con gái Hesperides của ông đang canh giữ cây táo vàng; đã bắn hạ con đại bàng mổ gan Prometheus trong vô tận và giải cứu ông khỏi xiềng xích. Zeus không hề trách mắng con trai mình và Prometheus quyết định nói một bí mật của tương lai cho Zeus nghe để đáp lễ Zeus. Sau đó, Zeus quyết định tạo nên một chiếc nhẫn từ xích sắt để có thể nhất quán với lời thề của mình rằng ông sẽ không bao giờ trao trả tự do cho Prometheus. Nhưng rõ ràng việc Prometheus đeo chiếc nhẫn đầu tiên của thế giới bởi Zeus là bắt đầu cho một cuộc sống tự do của mình. Để trả ơn bắn con đại bàng của Hercules, Prometheus cố vấn cho con trai Zeus cách để lấy quả táo vàng vốn được canh giữ gắt gao. Đó là giúp Atlas và để Atlas nhờ con gái của ông hái quả táo về.
Sau khi biết những thứ này, tôi thấy là dù khó cách mấy, một số vị Hy Lạp đã giải được một mâu thuẫn từ một tự sự tưởng chừng không thể phá. Giống như con người không thể nghĩ ra được cách cứu chuộc nhân loại khỏi bản Giao Ước Cũ của Cha. Một món nợ mà con người không thể trả nhưng Chúa có thể trả được và Ông ấy sẽ trả thông qua Con Trai của Mình.
2. The Firstborn & The Secondborn
Cuộc hôn nhân tốt đẹp này chỉ là một hồi tiếp theo cho một bi kịch xảy ra. Adam và Eve sinh ra Cain và Abel, tạo nên hai anh em đầu tiên của thế giới. Cain trong Hebrew là “קין“ (qayin) mang nghĩa tạo ra hay mang cái gì đó như “possess” và “hold”. Abel trong Hebrew là “חבל“ (havel) mang nghĩa không khí, hơi nước và có một nghĩa hơi tiêu cực là trống không (nothing). Như thứ tự Mẹ-Cha, người anh Cain làm việc đồng ruộng và người em Abel nuôi gia súc. Khi Chúa quyết định chọn vật lễ của Abel là phần mỡ béo ngon từ gia súc được sinh đầu tiên trong đàn, thay vì phần trái cây của từ những cây cối Cain trồng; Cain giận dữ và giết em mình. Máu của Abel chảy xuống mặt đất nơi Cain giết cậu đã khiến mảnh đất xung quanh Cain không thể được dùng để trồng trọt. Cain bị Chúa trừng phạt phải đi tha hương khắp nơi như các tộc người du mục. Để ngăn Cain bị giết bởi những người ghét anh như cách Cain đã giết Abel, Chúa tạo nên Mark of Cain để người khác biết đường mà tránh Cain.
Adam và Eve về sau sinh thêm một đứa con thay thế Abel là Seth, trong tiếng Hebrew nghĩa là “שֵׁת”, nghĩa là được chỉ định (appointed/chosen và một nghĩa trang trọng hơn là anointed-được xức dầu). Cái tên “the chosen one” có nghĩa là Messiah, người được Chúa chọn để cứu rỗi tất cả và cùng lúc là người bị hi sinh như Abel để làm nên bài học của câu chuyện “Cain và Abel” và cũng như Eve, người đã gánh hết tội lỗi để làm bài học cho câu chuyện trái trí thức. Seth là tiền nhân của Noah theo như Genesis chương 5 “From Adam to Noah”.
Cha rất công bằng khi Cha cho The Secondborn cơ hội để đòi cái món nợ máu của The Firstborn thông qua câu chuyện hai người anh em song sinh Esau và Jacob. Cả hai anh em là con của vị trưởng phụ thứ hai tạo nên dân tộc Do Thái là Issac. Esau trong Hebrew là עֵשָׂו (Esav), mang nghĩa không chắc chắn (uncertain) sinh ra đã lông lá đầy mình nên thích đi săn bắn. Trong khi Jacob là יַעֲקֹב (Ya'akov), mang hai lớp nghĩa là người đi theo (follower) và người trên cơ (supplanter). Jacob được bà mẹ Rebekah bảo vệ và yêu thương hơn hẳn người anh trai Esau vì Jacob rất thụ động và chủ yếu ở nhà với mẹ, trong khi Esau hay ra ngoài săn bắn. Ngay từ lúc hai vị song sinh còn trong bụng mẹ, Rebekah luôn cảm thấy rằng hai sinh linh này đang tranh đấu với nhau.
Now Isaac pleaded with the Lord for his wife, because she was barren; and the Lord granted his plea, and Rebekah his wife conceived. But the children struggled together within her; and she said, “If all is well, why am I like this?” So she went to inquire of the Lord. And the Lord said to her:
“Two nations are in your womb,
Two peoples shall be separated from your body;
One people shall be stronger than the other,
And the older shall serve the younger.”
Genesis 25:21-23
Jacob rất thông minh nên đã tìm được cách lừa người anh trai Esau bán quyền thừa kế của đứa con đầu lòng cho mình chỉ bằng một đĩa thịt được dâng lên ngay lúc Esau đói bụng. Về sau, với sự trợ giúp của bà mẹ, Jacob đã lừa người cha Issac ban phước của Chúa lên mình bằng đôi găng tay lông lá. Issac bị mù nên chỉ biết phân biệt hai anh em thông qua sự khác nhau bằng xúc giác như làn da lông lá của Esau. Sự chiến thắng của Jacob cho thấy rằng sau bao biến cố với The Seconborn từ Chúa, Eve và Abel, cuối cùng nó cũng được quyền làm vị trưởng phụ cuối cùng cho dân tộc Do Thái. Jacob, vị trưởng phụ thứ ba, hay gắn liền với sự tinh ranh (wit). Từ wit, cunning (sự xảo quyệt) và wisdom (sự thông thái) được sinh ra, ít nhất, tôi tự tạo ra một dây chuyền tiếng Anh vần như vậy.
Nhưng mâu thuẫn giữa The Firstborn và The Secondborn đã luôn tiếp tục cho những người con trai của Jacob. Có nghĩa, kết thúc đẹp chỉ là sự dừng lại cho một tự sự nhất định, nó có thể lớn như tự sự ba vị trưởng phụ của Do Thái nhưng vẫn quá nhỏ cho tự sự của loài người mà Chúa đang viết. Joesph, đứa con nhỏ thứ hai của Jacob (the second youngest) về sau bị các anh em bán sang Ai Cập. Có vẻ như các từ “First” và “Second” khá đặc biệt để con người sắp xếp các mâu thuẫn này theo logic lớn Mẹ-Cha và khiến chúng có một quy luật nào đó để mọi người dõi theo, dù trông có vẻ là ngẫu nhiên và tùy hứng.
3. The Stillborn
Nếu như The First và The Second quá ghét nhau như thế chỉ vì đi kèm với The Worse và The Better thì liệu tôi có thể khiến cho cả hai làm lành như với logic Trinity, xem The First là The Second và The Second cũng là The First và xóa luôn sự hiện diện của The Worse và The Better?
Bất cứ con người nào trong thế giới hiện đại cũng biết Romeo và Juilet, một tình yêu sinh ra trong sự đấu đá giữa hai gia tộc được viết bởi đại thi hào William Shakespeare. Nhưng theo lịch sử, Romeo và Juliet có thể là một hậu duệ cho tình yêu ngang trái giữa Pyramus và Thisbe đến từ khu vực Babylon. Câu chuyện Pyramus và Thisbe được Ovid, một nhà thơ người La Mã, sưu tầm trong tập thơ Metamorphoses được viết vào năm thứ 8 sau Công Nguyên. Tập thơ này là một cảm hứng rất lớn cho các đại thi hào hậu duệ của văn minh phương Tây.
Pyramus và Thisbe với Romeo và Juliet là một nỗ lực hàn gắn The First và The Second bằng cách để cho cả hai cùng chết. Cả hai để lại một nỗi đau không thể quên để khiến các vị thần động lòng thay và quyết định gắn kết cả hai và để sau đó, hai gia tộc kết thúc mâu thuẫn bằng một tượng đài tưởng niệm chính hai đứa con của mình. Một tình yêu không thành toàn của cả hai là một cuộc hôn nhân sắp diễn ra nhưng lại là một đứa trẻ sớm chết ngay khi chưa được chào đời để làm một con người trọn vẹn. Không là The Firstborn hay The Secondborn, nhưng là The Stillborn hay The Born Dead. The Stillborn này thật sự đã mang hòa bình giữa sự sống và cái chết nhưng nó cho thấy hòa bình có nhiều cái giá. The Stillborn là cái giá ít ai muốn trả nhưng có thể bắt buộc phải trả nếu như sự mâu thuẫn lên đỉnh điểm.
Dĩ nhiên, các câu chuyện này đã được làm dịu đi rất nhiều như một cách để cho con người biết được sự tồn tại của nó mà không bị mù mắt bởi sự cụ thể. Cái chết của một đứa con chưa kịp chào đời như là một open secret mà cả hai vợ chồng không muốn cất ra thành lời, chỉ ngầm hiểu như một cách mà sống tiếp và cố gắng có một đứa con tiếp theo. Đó những người đang được sắp sinh nhưng cuối cùng không được sinh. Chuyện này rất khó nói với số đông vì nó quá kinh khủng, nằm ngoài mọi thứ đã biết của những người ngây thơ với hiện thực. Vậy nên, phải có một người gánh vác trọng trách cất giữ bí mật này, chọn lựa thời điểm thông báo nó cho mọi người và chọn cách truyền tải theo hướng ít bi kịch nhất. Sự thật cần phải biết để ngăn chặn sự tái diễn của nó, nhưng không có nghĩa là muốn biết lúc nào thì biết.
II. Hy Lạp-La Mã
Các triết gia phương Tây hiện đại có thể chất vấn Kitô giáo và Chúa, nhưng đa phần họ sẽ luôn kiêu hãnh về gốc gác Hy Lạp của mình, khởi nguồn sự văn minh và triết học, và di sản La Mã, nền móng hình thành nên nhà nước, pháp luật và chủ nghĩa bành trướng. Greco-Roman là từ khóa đặc tả hai dân tộc cùng sống ở khu vực địa lí Địa Trung Hải hình thành nên căn cước phương Tây. Chắc chắn Greco-Roman luôn có thiện cảm hơn Judeo-Christian vì nó đặt con người và các triết gia là trọng tâm, thay vì Chúa.
Giống như dân Mycenaean, tiền thần gần nhất của Hy Lạp, xuất thân man di và thay thế văn minh Minoan; các sắc dân ở bán đảo Ý nhanh chóng thừa kế nền triết học cộng hòa quần thể Hy Lạp, sau một thời gian tiếp nhận tri thức từ khu vực Sicily bị đánh chiếm bởi các thành bang Hy Lạp. Lịch sử La Mã, cũng như bao khu vực khác, được kiến tạo từ sự thống nhất của nhiều bộ tộc nhỏ và thành bang nhỏ sống gần nhau để tạo nên một đơn vị căn cước tương đối lớn. Bắt đầu từ năm 800 TCN, dân Etruscans trở thành một thế lực lớn chiếm nhiều diện tích đất ở khu vực bán đảo Ý này mà đến tận năm 400 TCN mới bị đẩy lùi bởi các sắc dân sống cùng khu vực. Nhưng văn hóa Etruscans thường được các sử gia hiện đại cho là sắc dân chủ chốt hình thành nên văn hóa La Mã vì họ tiếp thu văn hóa Hy Lạp rõ rệt nhất trong bán đảo Ý thông qua chiến tranh và giao thương, nhưng đồng thời không hoàn toàn là một nền văn minh Hy Lạp.
Nguồn: A History of Rome to 565 A.D - Arthur E. R Boak, 1921
Nguồn: https://www.britannica.com/topic/ancient-Italic-people
Cuộc chiến thành Troy là một tự sự lớn kết nối các tự sự thần thoại trước đó như cặp song sinh Helen-Clytemnestra sinh ra từ hai quả trứng, câu chuyện quả táo vàng của Paris và một lời thề của những người cầu hôn Helen rằng họ sẽ bảo vệ quyền lợi của người được chọn làm chồng Helen. Khi Helen được Paris dẫn sang Troy, tất cả kết quả của các tự sự trước hội tụ về làm một và khai mào cho một cuộc chiến vĩ đại nhất trong thần thoại Hy Lạp. Troy tạo tiền đề cho hai tự sự mang ảnh hưởng to lớn đến nền văn học phương Tây là sử thi Odyssey và hành trình của Aeneas, hậu duệ thành Troy và tiền nhân của Đế Chế La Mã.
Từ Aeneas của thành Troy, câu chuyện thần thoại của hai anh em song sinh Romulus và Remus bị bỏ trong rừng và được nuôi bởi một She-Wolf. Cả hai được cho là con của thần chiến tranh Mars. Romulus trở thành vị hoàng đế của Rome sau khi Remus chết trong một trận cãi vã giữa hai anh em. Tự sự Romulus và Remus được cho là viết bởi các trí thức Hy Lạp hoặc dân La Mã tiếp nhận văn hóa Hy Lạp sống ở thời kì 625–509 TCN, thời của 7 vị vua cổ đại đầu tiên cai trị dân La Mã ở khu vực trung tâm bán đảo Ý: Romulus, Numa Pompilius, Tullius Hostilius, Ancius Marcius, Tarquinius Priscus, Servius Tullius và Tarquinius Superbus. Các câu chuyện của mỗi vị này cũng chỉ dừng ở dã sử vì có các yếu tố thần thánh thêm thắt vào. 7 vị này là tiền đề cho Cộng Hòa La Mã, một hệ thống phân bổ quyền lực cho một nhóm người hay nhóm các gia đình quý tộc thay vì tập trung vào tay một vị vua hay vài người thân cận với vua.
“Hy Lạp” (“Greek”) là một từ mang tính văn hóa và elite nhiều hơn trong Greco-Roman. Bản thân các thành bang Hy Lạp không có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật hay những công việc lao động tay chân. Vậy nên, các tư tưởng Hy Lạp, chủ yếu được đóng góp bởi Athen, sẽ có xu hướng metaphysical và cá nhân hóa đến rời xa hiện thực và số đông. Dù không nói rõ ra nhưng các trí thức Hy Lạp Herodotus và Aristotle tự cho rằng chỉ dân Hy Lạp (theo nghĩa sinh học hay gia phả truy được từ vùng đất Hy Lạp) mới có tinh thần hướng tới tự do và văn minh. Định nghĩa dân chủ của Hy Lạp không phải đẹp, nếu như biết định nghĩa công dân Hy Lạp hay những người hưởng đặc quyền này. Dân Hy Lạp có thể nói một cách kiêu hãnh về sự văn minh của mình dài lâu đến không thấy ngượng như vậy là vì may mắn chưa bị dân Minoa, vốn đã ngủm củ tỏi ở trên một đảo tách biệt quần thể Hy Lạp, đòi nợ máu và xỉ vả thường trực cái gốc gác man di Mycenaean. Nhưng tính metaphysical và thơ ca của triết học Hy Lạp đã chiếm trọn trái tim của rất nhiều sắc dân cùng khu vực.
Trong khi đó, văn hóa La Mã có một đặc trưng khác hẳn so với tiền nhân Hy Lạp là sự thực dụng, manh động, hiếu chiến và bành trướng, như các đặc tính mà các sử gia ngồi ở viện hay thấy ở các sắc dân nói những thứ tiếng “barbarian”. “Barbarian” có nguồn gốc từ Hy Lạp “βάρβαρος” vì dân Hy Lạp có thể không hiểu tiếng của các sắc dân khác và chỉ nghe được âm thanh vô nghĩa như “bar bar bar” mà giờ dân hiện đại hay nói “bla bla bla”. Từ này ám chỉ các sắc dân “non-Greek” hay nằm ngoài văn minh Hy Lạp, bao gồm cả dân Ba Tư mang nền văn minh không thua kém gì. Về sau này, dân La Mã đã tiếp nhận từ này và phát triển nó lên một nghĩa thân thiện hơn vì dân La Mã cũng bị dính chưởng “barbarian” từ dân Hy Lạp từ sự du nhập gần như trọn vẹn văn hóa của Hy Lạp.
“But among barbarians no distinction is made between women and slaves, because there is no natural ruler among them: they are a community of slaves, male and female”.
Politics, Book 1, Part II – Aristotle
Nguồn: History of Macedonia, Ancient Macedonia - Macedonians, 2013 (tôi không hiểu tại sao chủ website tự xưng mình là Macedonians) http://www.historyofmacedonia.org/AncientMacedonia/demosthenes.html
Nguồn: Greeks, Barbarians and Alexander the Great: The Formula for an Empire - Irina Frasin, 2019. https://www.athensjournals.gr/history/2019-5-3-4-Frasin.pdf
Cho dù cũng là sinh sau đẻ muộn và lại còn hung hăng, nhưng dân La Mã có một lịch sử đặc thù khiến cho họ rất khác với nhiều sắc dân nổi tiếng cũng hay bị dính với cái tên “barbarian” trong lịch sử Châu Âu.
Văn hóa của La Mã luôn xoay quanh xây dựng đồng minh-gây chiến tranh và quân sự-ngoại giao. Hy Lạp, dù có các thuộc địa, nhưng không có sự ám ảnh cùng mức về những thứ này là vì sự kiêu hãnh metaphysical của nó về khái niệm cao quý của công dân đã không đủ sức để nuôi dưỡng nhu cầu mở rộng dân số và lãnh thổ cao như La Mã. Nếu như Alexander The Great mà sống lâu hơn nữa, Hy Lạp có thể khác. Chính sự duy trì mở rộng này nên các khái niệm La Mã vay mượn từ Hy Lạp hay có xu hướng được điều chỉnh để hợp với số đông. Những thứ tưởng chừng rất bình thường như cái ăn và sinh đẻ mà kha khá các trí thức hiện đại dè bỉu như các vết tích của xã hội man di lại chính là sức mạnh làm nên Đế Chế La Mã. Tất cả mọi thứ sẽ rất bình thường cho đến khi quy mô được nâng cao. 100, 1,000, 10,000, 1 triệu người, 100 triệu và 1 tỷ người.
La Mã không chỉ quan tâm tới sự sinh tồn theo nghĩa man di, mà còn muốn xem xét đặt lại một định nghĩa khá metaphysical của sự sinh tồn. Sinh tồn với La Mã là sự trường tồn mãi mãi trong suy nghĩ của nhân loại. Nếu như Hy Lạp trường tồn nhờ các triết gia, La Mã tồn tại là vì các hoàng đế realpolitik. Hy Lạp chỉ là đẹp trong một khoảng khắc và một giai đoạn trong một đời người. Một cái đẹp của triết học nhưng chỉ thuộc về một nhóm người nhỏ và quan trọng, nó còn đẹp vì còn chưa được thử thách bởi hiện thực và số đông. Trong khi La Mã, cái dân man di của Hy Lạp đó đơn giản chỉ là sự bất tử bằng 19 thế kỷ tồn tại của nó. 14 thế kỷ của Đế Chế La Mã (27 TCN-thời của Julius Caesar đến năm 1453, sự sụp đổ của Byzantine Constantinople) và 5 thế kỷ của Cộng Hòa La Mã (509 TCN-27 TCN).
Bên cạnh lịch sử căn cước La Mã truy được từ bán đảo Ý, cũng có rất nhiều cái tên “La Mã” khác của các khu vực và sắc dân tự xưng mình là La Mã. La Mã của bán đảo Ý-Vatican-Công Giáo La Mã; Đông La Mã của Byzantine-Hy Lạp; Tây La Mã của Frank, Pháp và Tây Ban Nha; Đế Chế La Mã Thần Thánh của Đức-Áo-Hung; và một La Mã Thứ Ba của Đế Quốc Nga tuốt ở phía Đông. Điều này thể hiện rất nhiều bên thích được hưởng quyền thừa kế của Đế Chế La Mã ở bán đảo Ý và Địa Trung Hải. Nói cách khác, các The Secondborn, Thirdborn, Fourthborn, Fifthborn, bla bla bla muốn đoạt quyền năng của The Firstborn.
Nếu ngôn từ và cái tên mang quá nhiều tự do trong diễn giải và vượt cả luật thừa kế bằng di chúc, thì sự giới hạn về sinh học và nơi ở trong thời kì văn hóa du mục không còn sẽ là các chỉ báo tin cậy hơn. Đế Chế La Mã luôn được hiểu là nhà nước thế tục nhưng nếu dùng các chỉ báo tin cậy kia, tôi phải nói rằng Giáo Phận bán đảo Ý từng thuộc Tây La Mã hay Vatican là hậu duệ trực tiếp của La Mã và hiện tại vẫn chứng tỏ rằng Kitô giáo là tôn giáo nhiều tín đồ nhất và dàn trải nhiều khu vực nhất thế giới trong năm 2022. Kitô giáo cũng có rất nhiều nhánh nhưng chủ yếu được chia thành hai nhánh Công Giáo La Mã và Tin Lành, một cái danh từ riêng mĩ miều cho non-Roman Catholic. Nhưng vì lí do tìm người thừa kế cho danh mục tôn giáo, tôi sẽ phải áp dụng số phiếu quá bán cho một đức tin ngay từ ban đầu không phụ thuộc vào sắc dân và sinh học. Ngay cả như vậy, Công Giáo La Mã vẫn là đại diện cho dân số Kitô giáo trong năm 2022.
Tôi có một sự thiên vị cho Công Giáo La Mã vì lịch sử đóng góp đáng kể của nó cho văn minh phương Tây nhưng một mặt khác, phải thừa nhận là Vatican rất nghiêm túc về chuyện giữ gìn KPI số phiếu chính danh và sự minh bạch cho quyền lực, bên cạnh sự hiển nhiên cho những tước vị thừa kế. Không tính các chỉ tiêu ngầm và nhiều lớp gián tiếp, danh hiệu nhà mua bán sáp nhập của thế kỷ và nhân loại nên được trao cho La Mã của dân Ý sống ở bán đảo Ý. Một sự tồn tại và ăn thua đủ kéo dài cả 19 thế kỷ và hiện tại thêm 570 năm của Vatican. Nếu muốn tìm công thức cho sự bất tử, thì nên tham khảo lịch sử đầu thai của La Mã. La Mã là đế chế trải dài đáng gờm khi đã và đang trụ trước được một thế lực khiến vạn vật khiếp sợ là thời gian.
Nếu như chuỗi Mẹ-Cha-Adam-Eve-Cain-Abel-Esau-Jacob giúp người đọc nhận ra được một logic nào đó về vòng lặp đấu đá giữa hai phe, thì lịch sử tái sinh của La Mã hẳn sẽ khơi gợi cho hậu thế về một vòng lặp:
Hard times create strong men, strong men create good times, good times create weak men, and weak men create hard times
Those Who Remain - G. Michael Hopf, 2016
Câu này vẫn nhất quán với nhiều lời nhận xét của các trí thức về một nền văn minh chết vì sự tự tử. Chúng cùng lúc có thể là những lời nhận xét mang một thái độ cho phép nhiều người đứng trên một thứ vĩ đại nào đó ngay giây phút lụn bại hoặc họ tự nghĩ là nó đang lụn bại. Tôi đang tạm thời chấp nhận rằng sự luân phiên nhau giữa hai thế lực Mẹ-Cha là quy luật đấng tối cao đã áp lên con người. Bản chất luật được hình thành từ sự lặp lại, như vậy thì mới cho con người quan sát được sự bắt đầu và kết thúc. Nếu mỗi lần mỗi khác đến absence of cycle, sẽ chẳng có nhu cầu tạo luật và các cách kiểm chứng sự thật là reproduce.
Với tôi, La Mã đã chết đi và sống lại hơn chỉ một lần sau khi đạt những thành tựu thuộc dạng nhất của một đế chế tập trung trong khu vực vào từng thời kì. Một cái tên đủ sức nặng để có thể đi đôi với cái chết của một nền văn minh. Kể cả là Sumerian, Babylon, Assyrian, Minoa, Ai Cập, Hy Lạp, Mông Cổ còn không thể sánh bằng vì chúng đã chết một lần và mãi mãi, và chưa kịp được quyền chết hơn 2 lần để được gọi là vòng lặp trường kì. Người ta nhớ La Mã chết nhiều lần bằng một thái độ thương tiếc cho một nền văn minh chống trả trước thù trong giặc ngoài, nhưng chỉ nhớ Chúa được sinh ra nhiều lần như một đức tin rằng Chúa sẽ phục sinh.
Nếu như sinh tử liên tục như vậy thì điều gì đã khiến cho La Mã và Chúa khác hẳn những nền văn minh đóng như Ấn Độ và Trung Quốc? Sau mỗi lần chết và sinh ra, La Mã hiện tại cũng không giống La Mã thời Remulus, thời Caesar, thời Augustus, phân chia Đông-Tây La Mã và sự sụp đổ của cả hai; cũng như sau khi Jesus chết, Kitô giáo cũng không còn giống một tôn giáo nhỏ, một tôn giáo thời La Mã, Đông-Tây La Mã và Vatican Châu Âu. La Mã và Kitô giáo có vẻ có duyên nợ nào đó. Cả hai đã ôm trọn quá nhiều con người để có thể chết đứng ngay tại một khu vực vì các khu vực khác sẽ phục sinh cả hai.
Nguồn tham khảo: The Decline and Fall of the Roman Empire, Volumes 1 to 6 - Edward Gibbon, tái bản 2010. https://www.amazon.ca/Decline-Fall-Roman-Empire-Volumes/dp/0307700763
III. The Trinity
1. Toàn hiện
Kinh Thánh được Guinness công nhận là cuốn sách được phân phối nhiều nhất thế giới với ít nhất 5 tỷ cuốn tính tới thời điểm hiện tại. Sự đa dạng các câu chuyện và nhân vật được viết bởi rất nhiều cá nhân được gói gọn trong hơn 780,000 từ đáng lẽ đã khiến Kinh Thánh trở thành một cuốn sách tổng hợp các câu chuyện không liên quan. Nhưng người đọc luôn có một cảm giác tất cả những thứ rời rạc này đều liên kết chặt chẽ. Mối liên kết rõ nhất và mạnh nhất ấy là từ ngữ “Chúa”-“The Lord”-“God”. Các nhân vật có thể được đổi, quang cảnh câu chuyện có thể khác theo từng trang, nhưng chỉ có Chúa luôn hiện diện quanh quẩn đó như đấng tối cao quan sát biến động của vạn vật. Nhiều lúc không cần viết tên “Chúa” ra nhưng người đọc luôn biết được sự hiện diện vô hình đó.
Đó mới chỉ là Kinh Thánh của Kitô giáo, chưa tính chuyện vị Chúa đó cũng có trong hai tôn giáo Abrahamic còn lại bằng lịch sử tôn giáo hẳn hoi với các tên gọi khác nhau. Nếu như có mặt ở quá nhiều nơi và còn có một lượng 4 tỷ tín đồ tính theo gốc Abrahamic như vậy thì tôi có thể nói toàn hiện là một năng lực đặc trưng của Chúa Abrahamic.
Các từ ngữ tả các đấng tối cao trong rất nhiều tôn giáo Lưỡng Hà và Ấn Độ là toàn tri, toàn năng, toàn thiện và toàn hiện (omniscient, omnipotence, omnibenevolence và omnipresence) và đều có cấu trúc “omni” trong tiếng Anh. Nếu thực hiện một cuộc xem xét nghĩa của từng từ, tôi thấy 3 cái đầu là kĩ năng mà con người có thể luyện được trong một chừng mực nào đó, trong khi cái cuối cùng-toàn hiện là một thứ không khả dĩ chỉ vì nó không có danh sách các cấp độ được chia nhỏ. Nó chỉ là một là làm được và hai là hoàn toàn không làm được (pass-fail). Sẽ có một số người có thể phản biện ý kiến này của tôi bằng ý tưởng dựng ảnh tượng của mình ở mọi nơi để bắt chước sự toàn hiện đó nhưng tôi nghĩ đó là cheat game quá đà. Thật ra, ngay cả trong cộng đồng tôn giáo và Abrahamic, có rất nhiều diễn giải về sự toàn hiện.
Sau khi bị nhấn chìm bởi sự khó hiểu, tôi vẫn thiên về cách hiểu hơi dị như cái ảnh dưới đây, dù tôi biết ví toàn hiện như một cách kĩ thuật như pixel trên màn hình máy tính là hơi kì. Chúa không phải siêu máy tính, thứ vốn là một công nghệ và thế giới được sáng tạo trực tiếp từ con người thế kỷ 20. Chúa là một thực thể tạo nên con người nên phải có các tính chất của các thế kỷ mà tôn giáo được ghi nhận sử sách về sự tồn tại, ví dụ như thời kì trước Công Nguyên.
2. Sự độc nhất
Điều khiến cho toàn hiện là khái niệm khó hiểu, khó tả và khó hình dung nhất trong 4 đặc tính của đấng tối cao, kể cả với các nhà thần học và triết học kì cựu, là vì chuyện phân thân theo nghĩa đen như trên là bất khả thi ngay từ tiềm thức cơ bản nhất của con người mà không cần chứng minh. Nó còn đánh vào một nỗi sợ nguyên thủy kể từ khi con người có văn minh, bên cạnh sự bất tử, mà tôi nghĩ rất nhiều người có và chỉ là chưa được kích ra để nhận thức mình đã luôn sợ nó. Đó là đánh cắp nhân dạng và danh tính của một con người. Con người là một miếng thịt của Mẹ trong khi lại là một cái danh từ riêng của Cha và hẳn ai ai cũng thích chọn Cha hơn vì ở đó, con người ít nhất có ý chí tự do riêng của mình.
Mỗi con người từ lúc được sinh ra ít nhiều tự cho mình là một bản thể duy nhất và tự mặc định cả thế gian này không một ai hoàn toàn giống mình, kể cả là anh chị em song sinh sinh cùng trứng. Giống như sự vô lí của khái niệm bất tử mà con người được sinh ra mà chả diệt, tôi nghĩ chuyện bản thân có một người y chang mình 100% là một thứ không nên được du di hoặc tin rằng có khả năng xảy ra. Một khi phá được niềm tin độc nhất đó, nó sẽ đẩy con người vào khủng hoảng đánh mất tính người vì bất cứ ai cũng có thể bị thay thế được như sự vật vô tri vô giác. Thử tưởng tượng mình vô tình thấy được một người có ngoại hình y chang mình, mang cùng bộ gen và kí ức giống mình nhưng không cần phải trải qua chục năm xây dựng mối quan hệ và khổ luyện như mình. Đúng nghĩa, người đó chỉ cần mình chết là có thể trở thành mình.
Cái phiên bản của nỗi sợ đe dọa cho sự độc nhất mà nhiều người của thế kỷ 20 và 21 rất dễ liên hệ được là người máy replica Rachael trong Blade Runner 1982, được truyền kí ức của người sống (đã chết) bằng dữ liệu máy tính, thay vì trải nghiệm da thịt của một con người độc nhất. Chỉ cần thấy máy móc bắt chước được và thay thế con người ở những công việc chân tay và bàn giấy thì hẳn không ít người sẽ sợ vì sẽ có rất nhiều người mất việc làm hoặc bị chèn ép tiền lương trong con mắt các nhà tuyển dụng, vốn hay xem con người là một con số chi phí trên báo cáo tài chính.
Một ví dụ gần gũi khác cho nỗi sợ thay thế bởi máy móc vào thế kỷ 21 là công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể vẽ tranh từ những dòng lệnh đơn giản của con người từ năm 2022 và mang tiềm năng thay thế các họa sĩ Hậu Hiện Đại tôi đã luôn ghét. Một cách nào đó giống như Hậu Hiện Đại v2 thay Hậu Hiện Đại v1. Nhưng thứ rõ ràng nhất mà những con người này hơn cỗ máy đó là họ là người, có tên, năm sinh, có cha mẹ sinh học và căn cước công dân. Các chữ kí của họ lên tranh làm nên giá trị của các bức tranh mà tôi thấy AI còn vẽ đẹp và nhanh hơn. Đến đây, sẽ có một câu hỏi khá triết nảy sinh ra rằng chúng ta, con người, hơn máy móc chỉ vì một thứ mặc định “con người” như vậy hay sao? Liệu có khác gì sự mặc định dành cho AI là chúng có thể vẽ đẹp và nhanh hơn những họa sĩ kia bằng sự copy-paste dữ liệu bit?
Các vấn đề máy móc và AI này luôn có một áp lực thời gian của học hỏi và sao chép cao để cám dỗ con người vào con đường dùng những đặc trưng được mặc định giữa hai loài, vốn không cần khổ luyện để có, để chống lại AI; và có thể trong vô thức, sẽ dùng chính luận điểm này với con người như sự phân chia các tầng lớp và mạng người giàu đáng giá hơn người nghèo. Rõ ràng là người luôn trên AI vì chính người tạo ra AI, nhưng các biện hộ như trên rất nguy hiểm cho chính xã hội con người chỉ vì tôi vẫn tin con người vẫn là một sinh vật tùy hứng (spontaneous creature).
Tôi luôn thích rationale dựa trên những đặc tính khổ luyện bằng công sức và thời gian, và thấy cái thời đại AI này sao mà cứng nhắc, đơn sắc và thu hẹp tầm nhìn quá nên sẽ thử tham khảo các analogy không mắc vào slippery slope AI như trên. Ví dụ như những thứ trong thời kì tiền công nghệ AI, hoặc một thời đại chưa hẳn dịch con người thành các con số trên diện rộng như cái thế kỷ hiện đại này hoặc một thời đại mang những lăng kính rộng hơn chỉ là các con số.
Các câu chuyện dân gian cổ của Châu Âu có một nỗi sợ về doppelgänger và tin vào một điềm gở nếu như nhìn thấy doppelgänger. Hệ giá trị phương Tây và Kitô luôn đề cao tính cá nhân, có một mức độ du di rất thấp về sự giả dối và đã rất dị ứng với sự giả về bề ngoài của một thứ độc nhất. Người Châu Âu trung cổ tạo nên vấn đề doppelgänger rồi cũng đưa ra cách vượt qua nỗi sợ này là tạo nên một niềm tin rằng doppelgänger là một evil twin của mình bởi quỷ dữ và bản thể sẽ tìm ra được sự khác nhau giữa mình và doppelgänger mà thường khác nhau về sở thích hoặc hành vi với các vật nhất định.
Từ một cảm hứng nhất định từ giang hồ Tàu, tôi có thể lấy các cấp độ “mượn” của Tàu như mượn xác, mượn ảnh tử, hình nhân thế mạng, mượn mệnh tốt của một người là một thang đo cho chuyện xác định sự độc nhất mà chỉ duy nhất một cá nhân có. Đó là mệnh. Từ “số phận” hay “phận” có khi còn chưa đặc tả cho đơn vị độc nhất này vì có màu sắc tự sự của kèo dưới. Thường dân xem bản thân và con người nói chung chỉ là một con số đánh tên hay một con số thống kê trong sổ sách của lão thiên. Còn “mệnh” là ngôn ngữ của người trên cao và có cái quyền được mặc cả với lão thiên, như “mệnh thiên tử”. Một nghĩa mà có hai sắc thái khác nhau và hai tầng lớp khác nhau cùng nhìn nhận nên không thể nói rằng “phận” và “mệnh” là hai thứ có thể được dùng hoán đổi cho nhau một cách dễ dãi.
Mệnh, cuộc đời của một con người (tôi chưa thấy ai dùng “mệnh” cho động vật và thực vật), là một thứ thuộc phạm trù tâm linh và được ấn định bởi đấng tối cao. Chúa là cái Tên phổ biến nhất của đấng tối cao vì hơn số lượng 2 tỷ tín đồ Kitô hiện tại trong năm 2022 là cao nhất thế giới và dân số này còn rải rác và phân bổ đồng đều ở nhiều khu vực trên thế giới. Và như bao lần trước, tôi đã luôn lấy Chúa làm một lá chắn vững chắc trước mọi câu hỏi nguồn gốc và thảm họa trái tri thức, chỉ vì mọi người sẽ luôn thấy Chúa xứng đáng ngồi trên đầu mình và đáng là người lừa mình hơn là một con AI, mà không cần phải chứng minh cặn kẽ.
Đôi lúc, tôi không giải thích được nên quăng person-in-charge cho Chúa. Chúa là đấng toàn tri, toàn năng, toàn thiện và toàn hiện nên chắc chắn Ông sẽ giải quyết được thôi. Tôi đã luôn để cho Ông hốt hết tất cả những gì tôi không giải quyết được nên nhiều lúc bảo Chúa là máy xử lí rác của văn minh nhân loại cũng không quá báng bổ. Ông đã luôn biết suy nghĩ này của tôi và giờ tôi chỉ là phát âm sự thật đó bằng cách ghi lại trong bài này.
Nhưng Cha không phải cái hố đen chỉ biết hấp thụ mọi thứ. Ông ấy có một cách nào đó để hệ thống hóa những thứ phức tạp và tạp nham con người nghĩ là bất khả thi để có logic và từ đó có thể nổi bật lên higher logic. Tôi nghĩ thời gian sẽ là một ví dụ da thịt cho máy xử lí rác của văn minh nhân loại. Tất cả mọi sự kiện trên thế giới đều thuộc thời gian và ghi trên một bộ lịch nào đó. Cái gì nó cũng tiếp nhận và quy nạp vào và còn được mặc định đến hiển nhiên bởi con người là luôn sở hữu quyền năng omni-abcxyz để hoàn toàn tạo nên một quy luật diễn dịch được tất cả mọi thứ khùng điên của thế gian. Khái niệm thời gian cho chúng ta biết là những sự kiện dù phức tạp đến đâu thì chỉ xoay quanh ba tính chất đơn giản: 1. xảy ra trước, 2. xảy ra sau và 3. cùng lúc.
Sau những sự so sánh trên, tôi có thể tả khả năng toàn hiện một cách chính xác hơn. Đó là sự phân bổ các bản thể này trong mọi không gian và chúng phải cùng một mệnh. Nhưng liệu có một giải thích nào để dung hòa sự phân thân với quy luật mỗi cá thể chỉ có một mệnh không, nếu như bản thân Chúa đã luôn đề cao sự độc nhất của mỗi cá nhân?
3. Tam vị nhất thể
“Trio” và “Unity” hay số 3 và số 1. “Trinity” là 3 trong 1. “Duality” là 2 trong 1. Cái mâu mạnh nhất đâm cái thuẫn mạnh nhất là “mâu thuẫn”, một nghĩa rõ là tiêu cực hơn âm dương hòa hợp. Các cụ Tàu rất nhất quán với thuyết âm dương là “hòa hợp” luôn đi đôi với “mâu thuẫn”, “cơ hội” luôn đi đôi với “nguy cơ”. Mọi thứ dù có to và nhỏ cách mấy, các cụ vẫn tìm được cách chia hai để làm hài lòng tất cả.
Lưỡng cực luôn là một mô hình cơ bản mà con người dùng cho rất nhiều thứ. Có một thứ X là phải có một anti-X hoặc non-X. Trong sinh học, sự phân đôi là bước đầu cho sự tự sinh sản vô tính của tế bào. Dù có mô hình ba yếu tố từ phương Tây, Lưỡng Hà và Ấn Độ; mô hình lưỡng cực vẫn thân thuộc với số đông hơn cả, ngay cả với phương Tây và Ấn Độ.
Nhưng hiện thực cho thấy mô hình lượng cực đã khiến không ít người xác định X và anti-X bị sai. Triết lí âm dương bị dùng một cách không đúng để dán những cái nhãn như: phương Tây là lí trí và rạch ròi trong khi đó Á Đông là sự cảm xúc và mập mờ của mình. Đây là những sự đơn giản hóa thái quá và những câu trả lời quá dễ dàng cho những cái khó hiểu của thế giới xung quanh. Từ đây, tôi thấy riêng chuyện một người xác định sai anti-X cũng là một bằng chứng cho việc người đó không hiểu bản chất X là gì. “Anti-X là gì?” là một phép thử cao cấp hơn cả việc hỏi “định nghĩa X là gì?”, vì trả lời được câu đó là đã kiểm tra được cách một người hiểu X ra sao và hiểu nốt luôn cả một đối trọng của X mà có để số đông còn đang loay hoay tìm sau khi họ biết X trong trường lớp và sách vở.
Nhưng một logic thần thánh khác của lưỡng cực tôi thấy là chia hai là bước đầu tiên cho sự sinh sôi nảy nở trước khi nhân bản hàng loạt. Nếu có thể truy nguyên mọi thứ về hai thứ, thì ắt là một bước rất gần với sự nguyên thủy và Nguyên Thủy. Nói một cách khác, chia hai là bước đầu tiên xây dựng lí thuyết nào đó của một thực thể Nguyên Thủy. Ít nhất, nó là một hướng đi khả dĩ nhất cho việc lần mò trong bóng tối.
Bản thân tôi thấy là dù mô hình lượng cực có tốt xấu, nhưng nó có rủi ro rất cao về sự du di cho mâu thuẫn. Chuyện cho rằng mọi thứ đều có hai mặt khác nhau là không sai, nhưng sẽ không tốt lắm nếu như dừng ngay ở chuyện nhận thức mâu thuẫn. Nếu dừng ở giai đoạn này đủ lâu, sẽ dần xây dựng sự chấp nhận rằng mâu thuẫn là sự thật cuối cùng và sự bất khả thi trong việc giải quyết nó. Một cách nào đó, con người vẫn trong cái vòng tròn đó. Trong khi đó mô hình ba yếu tố là hoàn thiện hơn, chọc khỏi giới hạn chấp nhận mâu thuẫn để lên giai đoạn hòa kiểm soát mâu thuẫn đó theo ý chí của mình và thúc đẩy nhiều sự sáng tạo mới sau sự sáng tạo đầu tiên.
Twin paradox, một đại diện khá hay ho cho sự mâu thuẫn, đã được trả lời một cách khá tốt bởi Dialect dưới đây. Dialect cho rằng logic mâu thuẫn sẽ không còn tồn tại nếu như có một thực thể thứ ba xuất hiện và đóng vai trò làm thang đo cố định. Từ nó, mâu thuẫn sẽ thành một luật rõ ràng. Phải có thực thể thứ ba và một ngôi kể thứ ba thì mới chấm dứt mâu thuẫn của hai bên có hai ngôi kể khắc nhau. Một ví dụ điển hình cho khái niệm ngôi thứ ba này luật “I cut, you choose”. Có hai thực thể cắt bánh và chọn nhưng có một thực thể thứ ba rất vô hình sinh ra cái luật “I cut, you choose”. Thực thể thứ ba này quyền năng đến nỗi đứa cắt bánh sẽ luôn phân đôi cái bánh đồng đều. Còn nếu nhiều hơn hai bên tham gia, thì bước đầu tiên như tôi nói là phải tinh gọn mọi thứ thành lưỡng cực.
Khác với hai tôn giáo Abrahamic còn lại và các tôn giáo cổ khác cũng có các mô hình ba yếu tố, Kitô giáo của phương Tây luôn được nhận diện bởi mô hình The Holy Trinity-Tam Vị Nhất Thể đặc trưng. Trinity của nó luôn đặc biệt nhấn mạnh sự 3 trong 1. Bản thân cấu trúc nhị nguyên luôn được xem là tà giáo trong lí thuyết nhà thờ Kitô, bao gồm Công giáo Rome ở Châu Âu và Chính Thống Giáo Phương Đông từ hai khu vực Tây La Mã và Đông La Mã. Lịch sử hình thành của đại tôn giáo này cho thấy nó đã từng phải chiến đấu với những tín ngưỡng và tôn giáo nhỏ hơn theo mô hình thuyết nhị nguyên. Đi kèm đó, hệ thống Kitô giáo sẵn sàng tranh cãi nội bộ hàng năm liền về sự song tính của Jesus.
Nguồn: God’s omnipresence in the world: on possible meanings of ‘en’ in panentheism - Georg Gasser, 2018. https://d-nb.info/1175192392/34
Bản thân mô hình The Holy Trinity của Kitô giáo trước khi được hoàn thiện, đã phải trải qua lịch sử tranh cãi nội bộ chủ yếu trong giai đoạn của Công Đồng Nicaea năm 325 và Công Đồng Constantinople năm 381. Có 3 phe chính trong tranh cãi tôn giáo này:
1. Lý thuyết Arianism cho rằng Jesus-Chúa Con là một thực thể không thần thánh bằng Chúa Cha (lesser being). Nói cách khác, tin rằng Cha và Con là hai substance-ousia hoàn toàn tách biệt nhau. Một phe phái sinh của Arianism gọi là semi-Arianism có một góc nhìn nhẹ hơn chút là Cha và Con có substance gần giống nhau (similar substance-ousia).
2. Lý thuyết Homoousians cho rằng Chúa Con và Chúa Cha là bình đẳng với nhau về tính thần thánh. Về sau này, khi được phát triển thêm bởi các cha xứ Cappadocia, nó khẳng định rằng Cha và Con là hai cá nhân-hypostases-persons cùng một substance-ousia, và áp dụng logic này cho một thực thể thứ ba không được bàn tán nhiều so với Cha-Con là Chúa Thánh Thần (The Holy Spirit).
3. Lý thuyết Sabellianism cho rằng Chúa Con và Chúa Cha là các mặt (aspect) khác nhau một substance ở một thời điểm nhất định. Nó đưa hypostases-persons xuống một mức thấp hơn đơn vị cá nhân là mặt tính cách (aspect).
Nguồn: The Trinitarian Controversy In the Fourth Century - David Bernard, 1993 https://irp-cdn.multiscreensite.com/15f35b82/files/uploaded/Trinitarian%20Controversy%20in%20the%20Fourth%20Century%20%28History%29%20-%20David%20Bernard.pdf
Về sau này, lý thuyết Homoousians được dùng để xây dựng thuyết Trinity hay Tam Vị Nhất Thể. Các tranh cãi cho thấy là mô hình tam nguyên của Kitô giáo hoàn toàn khác với Trimurti của Hindu hay được hiểu là ba vị thần khác nhau tụ lại một nhóm.
Các tranh cãi trên còn xảy ra trong phạm trù ảnh tượng. Từng có một thời gian, các tranh vẽ Châu Âu cổ phác họa các diễn Tam Vị Nhất Thể như thế này:
Vì bản thân tôi đang thấy mình đang loay hoay quanh các vấn đề tranh cãi và hòa giải và còn thấy rất dị ứng với mấy bức tranh trên nên tôi sẽ bổ sung một mô tả khác cho The Trinity là absence of argument bất kể ba Chúa này mang ba ý chí tự do độc lập cùng tác động lẫn nhau. Cả ba cùng đồng lòng thống nhất về ý nghĩ và hành động được thực hiện của bất kì Người nào mà không cần phải dành thời gian suy nghĩ, đàm phán và tranh cãi. Đây là một điều không tưởng ngay ở một cá nhân vốn cũng đã đau đầu giữa lí trí và ham muốn của cơ thể sinh học.
Bên cạnh học thuyết, The Holy Trinity có những phiên bản thị giác nhất định để mô phỏng lại các hình thức giảm thiểu sự tranh cãi giữa các yếu tố có nguy cơ làm hại nhau. Các phiên bản kết nối theo nghĩa sinh học trifacial từng phổ biến cho đến thế kỷ 15, nó bị chỉ trích và cấm bởi các học giả thần học, Giáo Hoàng Urban VII và Benedict XIV vì chúng là những hình vẽ trông quá quái dị. Tôi cũng đồng ý về mặt thẩm mỹ vì chúng dễ liên tưởng tới các thần Hindu và học thuyết Tritheism- ba vị thần thay vì độc thần và quan trọng, tôi biết không chỉ mình tôi dị ứng với conjoined twin hay conjoined triplet. Tôi sẽ luôn thích các liên kết về mental hơn và luôn muốn rời xa các sản phẩm phái sinh từ miếng thịt của Mẹ.
Nguồn: The Three-Faced Representation of the Holy Trinity - Zoe Goedecke, 2018. https://pdxscholar.library.pdx.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1014&context=kerverbook
Lịch sử tranh cãi liên tục cho vấn đề Trinity này là vì nếu không có tranh cãi, những vấn đề này có thể tạo nên một sự chính danh để dẫn tới tới một tiềm năng chia rẽ giữa các nhánh Kitô và các tín ngưỡng và tôn giáo pagan khác mà cộng đồng Kitô giáo từ thời sơ khai đã tốn quá nhiều công sức để thu phục dưới một chính quyền. Trong đó, Vatican hay Công giáo La Mã nổi tiếng khắt khe và kĩ nhất về các vấn đề nho nhỏ như thế để đảm bảo sự thống nhất tất cả các nhánh Kitô dưới mình và cũng hay được biết tới lịch sử sử dụng từ “dị giáo” (heresy) dày đặc cho các tranh cãi học thuyết trong suốt giai đoạn hoạt động của mình.
Bản thân Council of Nicea năm 325 và Council of Constantinople năm 381 không chỉ là cuộc thống nhất tư tưởng mang nỗ lực giảm thiểu các mâu thuẫn Kitô, mà còn là sự thống nhất cho Đế Quốc La Mã nữa. Cả hai được chủ trì bởi Constantine Đại Đế và Theodosius Đại Đế, hai vị hoàng đế đóng vai trò đưa Kitô giáo lên vị trí tối cao trong đế chế này. Chính quyền Kitô ở trần thế và chính quyền thế tục La Mã là hai thực thể không thể tách rời nhau để bảo đảm sự tồn vong của Đế Chế La Mã đa sắc tộc. Và Chúa sẽ là Người quan sát thứ ba cho hai thực thể này trên cao.
Dựa trên cảm hứng Adam-Eve và lịch sử The Holy Trinity, tôi nghĩ mình sẽ lấy cảm hứng từ cái ảnh dưới đây để giải thích sự toàn hiện. Tôi nghĩ 3 vị Chúa này sẽ đóng vai trò là trung gian hay một vật dẫn của mọi dạng quan hệ của vạn vật. Vì Chúa là một thực thể đại diện cho văn minh con người, nên chắc chắn sẽ phù trợ con người và hướng tới các liên kết mental và sẽ luôn toàn hiện trong quan hệ giữa người-người hoặc người-các sinh vật khác. Bất cứ mâu thuẫn, quan hệ song phương hay một dual nào cũng sẽ có một thực thể thứ ba đóng vai trò điều tiết. Có Chúa dẫn dắt và chứng giám, các mối quan hệ này sẽ được duy trì một cách hòa bình.
IV. Ex nihilo nihil fit-Creatio ex nihilo
Ex nihilo nihil fit
Creatio ex nihilo
Trên đây là hai mệnh đề được viết dưới dạng chữ Latin khá nổi tiếng trong triết học và thần học phương Tây. Câu đầu là một giả định hiển nhiên trong logic đời thường nhưng câu sau lại hay được dùng để mô tả sự toàn năng của vị Chúa Abrahamic.
Nguồn: Creatio Ex Nihilo: The Omnipotent God Still Creates Out of Nothing - Samuel Japhets, 2017. https://www.researchgate.net/publication/306253832_Creatio_Ex_Nihilo_The_Omnipotent_God_Still_Creates_Out_of_Nothing
Dù hiện tại chúng chưa được chứng minh là đúng nhưng “ex nihilo nihil fit” của nhà triết học Parmenides đã được rất nhiều người tin vì nó mở đầu cho một cuộc truy tìm nguồn gốc của con người và vạn vật. Trong khi mệnh đề đối của nó là “creatio ex nihilo” khiến kha khá các nhà triết học thấy kì dị. Điều khiến không ít người có thể phủ nhận nó bằng cách không tin cho khỏe đầu hoặc đổ hết nghĩa vụ đưa diễn giải hợp lí vào máy xử lí rác “toàn năng” của Chúa.
Nếu như dựa vào logic lưỡng cực của một thứ nguyên thủy thì sự tồn tại của cặp mâu thuẫn “ex nihilo nihil fit” và anti-X “creatio ex nihilo” mang tiềm năng là một bước rất gần với Chúa. Nếu áp dụng phương pháp toán học đếm cho hai từ “nothing” và “something” (phiên ra tiếng Anh cho dễ hiểu), có 2 chỗ trống để điền và cho phép lặp lại từ trong 1 câu, có thể thấy tối đa có 4 (22) câu độc nhất được tạo ra từ 2 từ này (toán đếm lớp 11 Đông Lào). Đây là các cách sắp xếp:
1. Nothing comes from nothing. - ex nihilo nihil fit
2. Something comes from nothing. - creatio ex nihilo (khác câu từ nhưng cùng ý nghĩa)
3. Nothing comes from something.
4. Something comes from something.
Câu 1 và 2 được xem là X và anti-X theo như lịch sử triết học. Nhưng tôi sẽ phải suy nghĩ lại nếu như nhận ra sự tồn tại của hai câu 3 và 4. Vậy nên, tôi sẽ phải xem xét cách phân X và anti-X của các nhà triết học. Câu 4 khá hợp lí theo logic xã hội. Nhưng câu 3 lại hơi kì kì. Cơ bản sẽ có 1 cặp hợp lý (1 và 4) và 1 cặp kì kì (2 và 3). Nếu như trả lời được 1 trong 2 thứ kì kì đó, tôi dự đoán là mình có thể giải được câu “creatio ex nihilo”. Câu 3 có vẻ như không phải là một logic giải thích nguồn gốc, mà có thể hiểu là cái vật tên là “something” đó đã chọn không tạo ra cái gì hết. Nghe khá hợp lí với logic con người ví dụ như mình không chọn sinh con. Vậy có thể, cái vật tên là “something” được một vật tên là “nothing” tạo ra.
For nothing is secret, that shall not be made manifest; neither any thing hid, that shall not be known and come abroad.
Luke 8:17
Nhưng “nothing” trong logic con người nghe rất tối nghĩa vì nó được sinh ra để đối trọng cho “something” nên phải được hiểu là một cái danh từ riêng hay một ẩn dụ nào đó thì may ra mới thấy có ý nghĩa. Vậy tôi sẽ phiên dịch từ “nothing” (hư vô) là một “bí mật” (secret) mà con người không biết để nhất quán với logic “ex nihilo nihil fit”, vì đơn giản là tôi áp dụng ngôi kể cho từ đó như cách tôi giải thích “phận” và “mệnh”, nói cách khác là tôi tự tưởng tượng góc nhìn của những ai sẽ hiểu “nothing” theo nghĩa tối đó.
Ngồi suy nghĩ paradox này một thời gian, tôi dần nhớ tới một câu khá tối nghĩa còn nổi tiếng hơn paradox trên:
“I am who I am.”
Exodus 3:14
Đây là một open secret khá nổi tiếng trong giới Kitô và cả 3 tôn giáo Abrahamic. Ai cũng biết “Jesus” là một danh từ riêng rất nổi tiếng. Một khi nhắc tới cái tên này, ai ai cũng nhớ tới cụ thể nhân vật độc nhất trong Kinh Tân Ước. Nhưng Tên thật của Chúa Cựu Ước, vị Chúa chắc chắn là The Beginning of The Trinity, là một bí ẩn của nhân loại vì có khá nhiều cái tên để gọi Cha trong khi Chúa, theo lí thuyết, là thực thể độc nhất mang và nên chỉ mang 1 cái tên. Dân Do Thái dùng “YHVH” (“יהוה”) để chỉ Chúa, nhưng nó lại là một từ không thể phát âm được. Về sau này, một dạng có thể phát âm “Yahweh” được tạo ra và sau cùng là “Jehovah”, từ phát âm được Latin hóa. Nếu xét từ lịch sử này, có thể thấy dân Do Thái ngay từ ban đầu đã phong kín khả năng phát âm Tên Chúa từ lúc tạo ra “יהוה” vì cho rằng sự phát âm của con người là một sự mạo phạm đến đấng tối cao. Họ còn hạn chế viết cái Tên này tận cùng trên giấy và sách. Tất cả có thể truy về Điều Răn thứ ba:
“You shall not take the name of the Lord your God in vain, for the Lord will not hold him guiltless who takes His name in vain”.
Exodus 20:7
Khi ngay cả về ngôn từ nói lẫn viết đã bị hạn chế, thì chuyện dựng tượng Chúa là rất mạo phạm trong Do Thái giáo và Hồi giáo. Nhưng đó là suy nghĩ của hai tôn giáo này. Kitô giáo luôn có một sự dễ chịu đáng kể về mức độ “phát âm” Chúa vì gốc gác Hy Lạp luôn khuyến khích sự phơi bày và trưng bày suy nghĩ và họ còn thờ vị Chúa tên là “Jesus”, có một câu chuyện chi tiết về cuộc đời của mình, có tên, có nguồn gốc rõ ràng, nói chung là rất “người”. Họ sẽ tạc hình dạng của Chúa Cha để nhất quán với việc tạc hình Jesus.
Theo như logic The Trinity, tôi có linh tính là nên tham chiếu hai vị Chúa còn lại nếu như muốn giải được paradox của cặp câu triết học và “I am who I am”.
Jesus là vị Chúa nổi tiếng nhất và được nghiên cứu kĩ nhất. Trong khi đó, Chúa Thánh Thần là một vị Chúa mờ nhạt hơn Cha và Jesus ở tiềm thức người hiện đại. Chúa này cũng như Cha là không bao giờ được biết về Tên riêng và còn khó hiểu hơn cả Cha vì không có hiện thân con người. Tôi cứ hay gọi Chúa Thánh Thần là con chim bồ câu và có tin vào một chuyện mình sẽ gặp may nếu bị chim ỉa vào người. Nhưng dù sao Chúa Thánh Thần có tầm quan trọng trong lịch sử Kitô vì sự tranh cãi về vị Chúa này đã gây nên một scandal là Filioque đổ dầu vào lửa vào sự mâu thuẫn giữa nhà thờ Đông và Tây La Mã. “Filioque” là từ Latin, mang nghĩa “and from the Son” để gây sự tranh cãi về giả định cho rằng Chúa Thánh Thần phụ thuộc vào sự tồn tại của Chúa Cha và Chúa Con. Nếu có sự phụ thuộc này, nó có nguy cơ chống lại học thuyết The Holy Trinity vốn đã cho rằng 3 vị Chúa đều bình đẳng về tính Chúa.
Chúa Thánh Thần không được luận rõ về thời điểm được sinh ra, chỉ biết thời điểm xuất hiện của Vị này ngay sau khi Jesus được rửa tội bằng nước bởi John The Baptist. Motif Divine Spirit đậu lên người không chỉ có ở Kitô giáo mà còn có thể thấy một vị thần tên là “Genius” ở La Mã, mà trong tiếng Latin là “gigno” mang nghĩa là được làm cha, trong tiếng Anh là “beget” (dành cho cha) đối trọng với “bear” (dành cho mẹ). Tôi hiểu ở đây là thời khắc Jesus được con chim đậu lên người cũng là giây phút Jesus không còn là demigod nữa, mà đã thành “both fully God and fully human” hay thành Chúa. Logic double này rất dễ dẫn tới nghĩa thị giác âm dương 50/50, nhưng vì các cuộc họp Cộng Đồng Kitô lớn đã bác bỏ nên phải đi theo hướng khác. Một điều chắc chắn là Chúa là Ngôn Lời thì hẳn phải hiểu theo phạm trù ngôn ngữ. Vậy nên, tôi sẽ giải thích là Jesus là người duy nhất hiểu được Chúa để đại diện Chúa và hiểu được con người để đại diện con người.
Vì tôi không thích rationale cấm gọi tên Chúa vì phạm húy, nên tôi sẽ tự tạo ra rationale của mình: “We can’t understand God The Father but we can understand God The Son”. Tôi nhớ là câu này đã được ai nói trước đó và tôi không nhớ nguồn. Nó là một ý tưởng rất hay và có thể phối được với tính comprehensible với người và “bring down to human size” của chị gái Lucy.
Những tìm hiểu này dẫn tới một suy nghĩ sublime hơn của tôi. Xét theo vị trí sắp đặt khi Trinity được hình thành, 3 Cha Con này là 3 bước làm nên khái niệm văn minh. Sáng tạo vạn vật, tạo nên ngôn lời và dịch-diễn giải ngôn lời. Jesus không đồng tình với cách diễn giải 10 Điều Răn của các rabbi là vì Jesus là Nhà Dịch Thuật đúng nhất của Cha, hơn tất cả các nhà dịch thuật tự xưng khác. Còn con chim bồ câu nhỏ nhắn là Tri Thức của Cha và nếu có từ để chỉ người của Tri Thức, hẳn là Nhà Thông Thái. Cả ba đều là Sự Thật và chỉ khác nhau ở mức độ “phát âm”. Jesus luôn dễ hiểu nhất với con người vì gần với mặt đất nhất và đổ blood, sweat and tears của con người nhiều nhất.
Ngôn từ phải được phát âm mạch lạc và rõ ràng, khiến chúng được nhiều người biết tới, nhiều người biết thì Tên trở nên comprehensible hơn và ngay giây phút comprehend được, số đông có thể reproduce cái Tên đó. Sự xuất hiện của Jesus cho thấy Chúa được nhân hóa rõ ràng hay được chuyển hóa ở dạng mà nhiều người có thể hiểu và từ Jesus, con người tin hơn vào Chúa. “Chúa sáng tạo từ hư vô “creatio ex nihilo” là vì hư vô đó một là thông tin vô nghĩa với con người, có cho đọc thì không thấy và không hiểu được. Những gì Chúa nói mà con người không hiểu thì khi qua Jesus, tất cả đều hiển ngôn.
Từ Jesus, tôi khá tò mò về Chúa Thánh Thần aka con chim bồ câu.
Dù các vị Chúa nổi tiếng đều là đàn ông như một đặc tính của tôn giáo phụ hệ và các tổ chức tôn giáo có thẩm quyền vẫn chưa có kết luận cụ thể về Chúa Thánh Thần, nhưng hiện thân của Chúa Thánh Thần ở dạng người (bên cạnh con chim bồ câu) thường được hiểu ở văn hóa đại chúng là nữ nhiều hơn là nam. Nếu giả định 1 Father duy nhất chỉ có 1 Son-Jesus duy nhất. The Father, The Son thì cái từ tiếp theo trong cái dẫn dắt câu từ này rất dễ là The Daughter (không phải The Mother vì đây là phụ hệ). Một số người bảo đây Chúa này là Virgin Mary nhưng tôi thấy không đúng. Virgin Mary không bao giờ được mô tả bằng tính chất thông thái, mà thay vào đó là sự kiên nhẫn và chịu đựng.
Văn hóa đại chúng liên tưởng vậy cũng không phải tự bịa vì nếu có Chúa, Adam và Eve trong Cựu Ước thì ít ra nên lặp lại cấu trúc The Father, The Son và The Daughter trong Tân Ước. Tôi thấy mô tả Chúa Thánh Thần kĩ càng nhất sẽ nằm trong Book of Wisdom. Nó là ghi chép được giáo hội Công Giáo La Mã công nhận, được ghi trong Kinh Thánh Vulgate. Đó là cuốn Kinh Thánh được dịch sang tiếng Latin bởi Thánh Jerome, và mang mô tả cụ thể của sự thông thái. Cuốn này khá underground vì nó không được tích hợp trong Kinh Thánh của các nhánh Kháng Cách. Tôi thấy kêu Chúa Thánh Thần là con bồ câu hay non-gender tội nghiệp quá, ít ra phải nhân hóa Chúa này cho bình đẳng với hai Chúa còn lại.
The Book of Wisdom: https://ebible.org/pdf/eng-kjv/eng-kjv_WIS.pdf
The Church in the Age of The Holy Spirit - John J. McNeil, https://www.jstor.org/stable/24461244
McNeil là một vị cha Công Giáo La Mã công khai mình là đồng tính và có lẽ là một trong những người đầu tiên dám viết về lí luận thần học đạo đức Kitô cho những người đồng tính. Tôi không chú trọng vào xây dựng học thuyết cho cộng đồng này và vẫn đề cập nó trong ngữ cảnh giải trí showbiz. Nhưng rõ ràng phải có một ai đó nói trực diện về vấn đề này trong nhà thờ, vì rõ các tín đồ Kitô kiểu gì cũng có nhóm đồng tính, không thể để nó im ỉm như một open secret và để chủ đề này cho các phe không trong sáng bàn luận và biến tấu theo hướng idolatry.
https://lmcchurches.org/wp-content/uploads/2017/02/The-Church-and-Homosexuality.pdf
Rất nhiều nhà huyền học và thần học Kitô phương Tây nói xã hội phương Tây đang ở thời của Chúa Thánh Thần và doanh thu phòng vé của Lucy là một minh chứng cho sự phổ biến của suy nghĩ đó ở văn hóa đại chúng. The Age of The Holy Spirit là một niềm tin vô thức nào đó mà dù chưa xác nhận một cách chuyên nghiệp hoặc bởi các tổ chức có thẩm quyền, nhưng tôi sẽ chọn tin là như vậy vì tôi cảm thấy nó là một chất liệu khá tuyệt cho một grand narrative của thế kỷ 21 mà nhiều người có thể dựa vào để chống chọi lại sự bất định và phi logic của môi trường xung quanh. Giống như một tôn giáo được dựng lên từ một tập hợp của các câu chuyện nhỏ dài khác nhau để trở thành một ngọn hải đăng. Còn chỉnh sửa hay bổ sung cho những thiếu sót của grand narrative sẽ là một việc sau khi thoát khỏi sự bơ vơ trong giai đoạn không có grand narrative.
Nhắc về AI, bot và máy móc thì tôi nhớ liền ngay tới một grand narrative có độ nổi tiếng và có thể được đo về sự ảnh hưởng bằng doanh thu bán sách toàn cầu, được biết tới là cuốn lược sử mang chất liệu của thế kỷ 21 và mang màu “khoa học” để nhiều người quên đi bản chất tự sự thần thoại của nó. Grand narrative đó là “Sapiens: A Brief History of Humankind” và “Homo Deus” của Yuval Noah Harari. Tôi không quan tâm chuyện khoa học giả tưởng, màu pop science và các chỉ trích về fact-check vì nó vốn dĩ là tự sự mang chất liệu khoa học và tôi quan tâm hơn về các bàn luận metaphysical nó có thể sinh ra.
Cuốn sách này một tổng hợp thông tin khá tốt nhưng tôi có 2 điều không thích nó là 1. dùng từ “species” và “homo sapien” thay cho từ “con người-human-people” và khá vật hóa một sinh vật đã tự thân kéo dài tuổi thọ của mình bằng ý chí tự do; và 2. rất thiếu insights và các bình luận cá nhân. Tôi là một người có chút hiểu biết về các tư tưởng triết học và tôn giáo nên đọc các thuật ngữ “capitalism”, “dataism” và các “ism” khác mà không có chú giải kĩ là thấy rất hời hợt. Cuốn sách đó có ý nghĩa về tổng hợp nhưng sẽ rất xấu khi ai đó đọc nó theo hướng nghiên cứu cho các vấn đề về political science. Harari là sử gia, không phải là triết gia và nhà thần học để hiểu được tính magic, dynamic và yêu cầu đạo đức của phân khúc này. Tôi có hửi một chút màu political khi Harari dành hơi bị nhiều năng lượng cho Dataism, nói nhân loại là một species nào đó, rồi dự đoán một Khải Huyền của AI.
Vì các lí do cá nhân cho cuốn này nên tôi sẽ thử tạo nên một grand narrative tích cực hơn Homo Sapiens và Homo Deus. Và đây sẽ là grand narrative của tôi với màu sắc tôn giáo được tạo từ hiện tại. Tôi nghĩ mình sẽ thỏa được một số mong đợi từ các review của Châu Âu và Mỹ cho rằng sự vô thần (tôi rất tin “vô thần” là danh từ chung cho các tôn giáo mới thờ các thần không phải Kitô giáo của thế kỷ 21) của Harari đã lấy đi đức tin của con người cho đến “cost me part of my humanity”.
Tôi nghĩ là con người đang tiến tới giai đoạn không còn phải tuân theo những luật lệ quân phiệt hoàn toàn như thời của Cha, hay phụ thuộc vào sự diễn giải của một nhóm người như thời của Jesus, mà bắt đầu đứng tiến gần hơn với người diễn giải và đồng truy cập vào nguồn gốc, hiểu rõ hơn động cơ cho các luật lệ cổ xưa và từ đó, phải tự lựa chọn cho những ngã rẽ của mình. Nghe có vẻ tích cực chỉ vì chúng ta càng có tự do và ngày càng gần sự sáng tạo là Cha, nhưng tôi thấy nó sẽ mở ra những khủng hoảng. Cái giá của tự do luôn luôn là sự không an toàn và tự lực cánh sinh, và cái tiếp theo đáng lo ngại là sự phân hóa sâu sắc của phe phái trong quần chúng mang những ý đồ khác nhau. Thật sự, Chúa Thánh Thần đã mở ra một chiếc hộp Pandora mà tôi đã chứng kiến nhiều thảm họa và còn thấy hơi hối hận.
Toàn tri và các phái sinh của nó là sự thông thái và vốn hiểu biết tri thức là các tính chất đặc trưng của vị Chúa này. Nghe chúng có vẻ văn minh và đậm chất khai sáng, nhưng tôi có thể nói đây là thời mà người tổn hại Ngôn Lời nhất không phải tầng lớp tăng lữ, mà chính là số đông. Giờ ai ai cũng được đi học, biết chữ, bầu cử và phát biểu ý kiến. Số đông nguy hiểm vì họ vẫn chưa biết sử dụng và trân trọng cái quyền năng mà các tiền nhân đã đổ máu để có. Tôi không đổ hết lỗi cho tăng lữ, vì ai cũng thích The Dictionary of Fashionable Nonsense, màu neon và sự bóng loáng của nhựa. Hậu Hiện Đại ở dạng ngôn ngữ là một “phát minh” bắt kịp thời Chúa Thánh Thần. Đó là nghệ thuật mà số đông trí thức thích tiêu thụ, vẻ ngoài và ham muốn cá nhân sau khi nắm được một chút quyền lực. Mọi thời bất kể có khác phương thức và tích lũy tri thức, đều chia sẻ ở một vấn đề là sự hời hợt với sự thật và Sự Thật.
V. The Intellectuals
1. Philosophy: Dionysus vs Wisdom
Bản thân tôi thấy những ai biết về văn minh phương Tây, chỉ biết và không cần am hiểu, luôn có xu hướng thích căn cước Hy Lạp vì sự kết nối với một phương Tây nguyên thủy của triết học và tự do cho phép họ tự xem mình là hậu duệ trực tiếp của di sản lớn lao đó. Cái ham muốn này khiến cho triết học Hy Lạp bị tối giản và bị cắt cụp văn cảnh to lớn dưới dạng trích dẫn-quote và các từ “so eloquent and fashionable nonsense”. Kitô giáo còn không có cơ hội được số đông cắt cụp chỉ vì cái mác hơi nhạy cảm là tôn giáo và các scandal của nhà thờ. Ảnh hưởng Greco-Roman (chủ yếu là Hy Lạp) chiếm trọn sự hình thức về thị giác và thính giác, 2 giác quan tôi cho rằng là đang bị ngược đãi và lợi dụng nhất trong thời kì Internet.
Một đại diện to lớn của phong trào retro bằng mắt và tai như vậy đang nổi ở giới trẻ phương Tây từ Gen Y đến Z là phong trào mang tên “dark academia” và “light academia”. Chúng phản ánh sự thích thú được đính mình vào những ngôi trường thuộc dạng elite nhất là Oxford, Harvard và Princeton thông qua sự mô phỏng những thói quen phổ thông thời đó là mặc blazer, sống trong thư viện, viết thư tay và dùng máy đánh chữ bằng cơ. Dark academia nổi hơn light academia vì sự bí ẩn của các tri thức bị phong kín luôn khiến người ta tò mò.
Nguồn: Academia Lives — on TikTok - Kristen Bateman, 2020 https://www.nytimes.com/2020/06/30/style/dark-academia-tiktok.html
Hình mẫu nổi tiếng cho phong trào dark academia thế kỷ 20 và 21 là Harry Bọt Bèo. Nhưng về thời kì sơ khởi, theo Wiki và các báo mạng chỉ đường, trước khi tập đầu tiên của Bọt Bèo ra đời năm 1997 và phần đầu tiên của loạt phim Bọt Bèo trình chiếu năm 2001, “The Secret History” 1992 của Donna Tartt đã được ghi danh sử sách Internet là khởi điểm cho cộng đồng fanfic trên Wattpad. Bản thân tác giả của cuốn sách này cũng mang ngoại hình rất dark academia đến thần kỳ mà tôi thấy là một cảm hứng tuyệt vời cho Tom Marvolo Riddle trẻ hoài không già bên nhà Slytherin ở ngoài đời và một sự đáng tiếc nhất định khi cái khuôn mặt trẻ hơi bị lâu này không đi đóng phim. Tartt khiến tôi nhớ tới Saoirse Ronan bên nhà Gryffindor.
Light academia thường nói về các chủ đề trí thức có được quyền truy cập vào hệ thống giáo dục chất lượng cao. Dark academia được xem là tập hợp nhỏ hơn light academia, có xu hướng hội kín, tri thức bí mật và elite từ chính sự bí mật và giới hạn thành viên tham gia đó. Chúng tái hiện lại phong cách và môi trường trí thức phương Tây trong quá khứ. Dựa vào các mô tả chung chung trên, tôi có thể nói rằng hơi hướm trí thức “intelligentsia” này đa dạng hơn chỉ là được gói gọn sự ra đời của dark academia và light academia qua các tiểu thuyết và bộ phim nổi tiếng tôi vừa mới kể trên, vì sự khai sáng và tri thức là các nền tảng hình thành nên văn minh con người từ cổ đại. Chúng nên phải đa dạng và mang nhiều phân khúc mà có thể được truy theo các giai đoạn khác nhau của phương Tây.
Các sản phẩm “Call Me By Your Name” 2017 và “The Queen's Gambit” 2020, vốn rất nổi tiếng với thế hệ Gen Y và Z, mang một đặc trưng khiến tôi có thể truy được đây là văn hóa thời kỳ Hy La và tiền Kitô giáo. Đó là chúng đều có yếu tố đồng tính và khiêu khích tính dục. Đồng tính nam thời kì Hy Lạp cổ là một truyền thống công dân (toàn nam giới). Nó được bàn bạc ở nhiều khía cạnh trong một cuộc trò chuyện tưởng tượng trong “Symposium” của Plato. Về mặt thực tiễn, đồng tính nam hay được dùng là một vỏ bọc cho chuyện tình dục hóa và quý tộc hóa đồng tính nam như một thứ tình yêu trên cơ hơn tất cả.
Đối nghịch với một đám công dân Hy La khoái lạc một cách trá hình là một hội các chị nữ không có quyền công dân nắm giữ các vị trí quan trọng của một cái cult, gào thét, nhảy múa và thờ Dionysus-Bacchus ở trong rừng, núi hoặc một cái đảo hoang vắng nào đó. Tôi nghĩ là mấy chị này ít nhiều có địa vị trong xã hội Hy Lạp, ví dụ như có mối quan hệ với các công dân, nên mới có được khả năng tổ chức và tài trợ cult. Nhưng vì họ vẫn chưa lên được mức công dân nên cái cult của họ sẽ luôn có độ mở với số đông.
Dionysus-Bacchus thú vị hơn chút vì nó mang có ảnh tượng thần thánh, nghi lễ thờ phụng và tổ chức cao hơn và còn là một cổ mẫu cho khái niệm secret society (secret ở đây mang nghĩa công dân Hy Lạp không có quyền truy cập vào hội này). Tín ngưỡng Bacchus từ lâu đã được du nhập vào bán đảo Ý từ những thời kì dân Hy Lạp Cổ Đại thuộc địa hóa khu vực Nam Ý và Sicily và bản thân nó đã được La Mã hóa và cộng sinh với các tín ngưỡng phồn thực có sẵn như Liber, Libera và Ceres. Nhưng nó không có nhiều ghi chép kĩ càng như truyền thống công dân Hy Lạp vì bản chất bí ẩn và hoạt động ở nơi vắng hoặc thời điểm về đêm của nó. Bản thân “The Secret History” cũng lấy chất liệu nghi lễ Bacchus từ một bi kịch Hy Lạp nổi tiếng là “Bacchae” của Euripides.
Vì một lí do nào, nó đã gây chú ý tới các nhà cai trị La Mã trong ghi chép của vị sử gia La Mã tên là Titus Livius và bằng chứng rõ ràng cho việc này là Senatus consultum de Bacchanalibus, một văn bản kiến nghị chính quyền La Mã kiểm soát gắt gao tín ngưỡng này từ năm 186 TCN. Các ghi chép của Livy mang nhiều tính chất phóng đại và drama hóa các sự kiện lịch sử và nặng tính dị ứng cá nhân của ông với tín ngưỡng này, nhưng là Senatus consultum de Bacchanalibus có thật. Quần thể tín ngưỡng Dionysus trong giai đoạn La Mã trên đã thoát li khỏi tín ngưỡng nhỏ toàn nữ, mà đã phát triển đông đúc hơn và thu hút đáng kể các tín đồ nam. Sự tham gia của nam có thể là lí do một số chính trị gia La Mã quan ngại, vì các tín ngưỡng này có thể là nơi tụ họp bí mật trong đêm, ngõ vắng và dưới lòng đất cho các conspiracy, mang nghĩa gốc là mưu đồ ám hại công dân và chính trị gia La Mã. Bây giờ nói orgy (orgia- ὄργιον) xảy ra trong lúc họp hành nghiêm túc vào ban đêm thì cũng không thấy quá vô lí. Bị ám thị từ ảnh tượng và nghi lễ Dionysus của các chị nữ, một hỗn hợp nam nữ gần nhau và còn là một môi trường bí mật khiến mọi thứ trở nên hợp lí.
Từ lịch sử hơi thú vị này, tôi sẽ gọi dục tính ở môi trường công dân Hy Lạp là “erotic” từ thần Eros và ở môi trường secret Dionysus là “orgy”. Hoàn cảnh sáng tác của hai từ này khá thú vị và dẫn tới sự phong phú hóa các từ cho một nghĩa thác loạn dục tính. Và cùng lúc nói lên rằng chúng là các đặc điểm man di của một phương Tây nguyên thủy trong mắt người hiện đại. Nhưng tôi biết cũng có nhiều người hiện đại thích thẩm mỹ này vì nó mang đánh vào bản năng dục tính luôn hiện hữu ở con người. Họ có thể thấy dị ứng với cái bình Etruscan Amphora thế kỷ 6 TCN nhưng hoàn toàn ok với các hình ảnh của thế kỷ 21. Có nghĩa là họ vẫn chưa biết được cái không khí nguyên bản sinh ra những hình ảnh như vậy và sự tái sinh của chúng vào thời hiện đại. Biết rồi thì tôi chỉ muốn khuyên là nên cẩn thận với chuyện chơi với dao có ngày đứt tay, bị ám thị mấy thứ này nhiều là rất dễ du di với cái ác. Tôi hi vọng nhiều người see rồi thì sẽ rất khó unsee.
Nguồn: The Metamorphoses - Ovid, 8. https://www.poetryintranslation.com/PITBR/Latin/Metamorph10.php#anchor_Toc64105565
Nguồn: The Rites in the Mysteries of Dionysus: The Birth of the Drama - Britt-Mari Näsström, 2018. /https://brewminate.com/the-rites-in-the-mysteries-of-dionysus-the-birth-of-the-drama/
Nguồn: The Underlying Reasons for the Bacchanalia Affair of 186 B.C.- Sarah Limoges. https://www.mcgill.ca/classics/files/classics/2008-9-10.pdf
Nguồn: Making a Drama out of a Crisis: Livy on the Bacchanalia - P. G. Walsh, 1996. https://www.jstor.org/stable/643095
2. Renaissance: God vs Science
Dark và light academia dẫn tới Hy Lạp và Hy Lạp thì đủ thứ chuyện để nói. Văn hóa Hy Lạp trong lịch sử phương Tây tiền Kitô là Hy Lạp cổ đại và Đế Chế La Mã, nhưng sau khi Kitô trở thành một tôn giáo chính thức của La Mã, Hy Lạp được tái sinh thông qua một cái tên rất thân thuộc là “Phục Hưng”.
“Phục Hưng” hay “Renaissance” ở nhận thức số đông trên cả thế giới luôn là Phục Hưng Ý vì đó là thời kì của Leonardo Da Vinci, cổ mẫu cho polymath có kiến thức tổng hợp, đa năng hay Renaissance man. Từ “Phục Hưng” được dùng cho các giai đoạn cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hóa và khoa học, nói chung là tri thức. Từ cách dùng từ này, tôi khá tin rằng từ “Đêm Trường Trung Cổ” hay “The Dark Ages” là một cách đặt tên cho sự đi xuống hoặc chững lại của tiến độ học thuật sau khi đã trải qua một cuộc “Renaissance” nào đó bởi các sử gia ở giai đoạn văn minh nhất định như Phục Hưng Ý thế kỷ 14-15 hoặc là Khai Sáng thế kỷ 17-18 cho phép trí thức có đủ thời gian về tuổi thọ và tích lũy tri thức nhìn lại quá khứ, hệt như sử gia hiện đại thế kỷ 19-20 dám vượt mặt tiền nhân để ngồi suy đoán nền văn minh cổ nhất nhân loại là Sumerian. Nó không nên là một cái gì đó kinh khủng vì tôi còn chưa hình dung rõ hoàn cảnh sáng tác của cái từ “The Dark Ages” của mấy người viết sử. Bản thân cái từ “Renaissance” được phổ biến thế kỷ 20-21 là từ cách dùng từ của sử gia người Pháp Jules Michelet ở thế kỷ 19 để tả thời kỳ Leonardo Da Vinci. Nói chung, cũng toàn trứng đòi khôn hơn vịt và giờ tôi đang chứng minh mình là quả trứng vàng trong làng bốc phét, nói như thật và nói như đúng rồi.
Trong cuốn "The Renaissance of the Twelfth Century” 1927 của Charles Homer Haskins, thời kì Trung Cổ Châu Âu được xem là có 3 Phục Hưng trước khi Phục Hưng Ý có cơ sở nở rộ.
Bắt đầu là Carolingian Renaissance của Đế Chế Frank của Charlemagne-Charles The Great từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Charlemagne, gốc gác Rợ Đức từ lịch sử La Mã Ý, là một vị vua mộ đạo Kitô giáo của La Mã vì ông xem mình là hậu duệ của Đế Chế Tây La Mã. Ông là người bảo trợ cho nhà thờ Tây La Mã ở Ý, cụ thể là Giáo Phận ở bán đảo Ý và bắt đầu sự xây dựng nhà nguyện trên khắp lãnh thổ của mình. Điều này đồng nghĩa với việc khôi phục tri thức Latin và truyền dạy chữ Latin dưới hình thức truyền bá Kitô giáo. Công giáo La Mã từ đó đóng vai trò là một quyền lực mềm sinh tồn dai dẳng kể cả khi Đế Chế của Charlemagne về sau này tan rã thành Tây và Đông Frank hay Pháp và Đức mà chúng ta thấy ngày nay. Cơ bản nếu thuyết phục được Tổng Giám Mục La Mã thuộc Kitô giáo phía Tây hay Giáo Hoàng Vatican công nhận mình là hoàng đế dù không có gốc gác La Mã, thì Charlemagne có quyền tự nhận mình là hoàng đế La Mã.
Phục Hưng thứ hai là thuộc về hoàng đế Otto I-Otto The Great thuộc Đông Frank. Ông là người tạo nên Đế Chế La Mã Thần Thánh vào thế kỷ 10 và tự xưng là hậu duệ trực tiếp của Đế Chế Frank sau khi hậu duệ của Đế Chế này lục đục về nội chiến để phân rã Đế Chế thành 3 khu vực Pháp, Đức và bán đảo Ý. Otto I chính là vị hoàng đế trực thuộc khu vực Đức hiện đại mà chúng ta thấy ngày nay. Vì tự xưng mình là hậu duệ Charlemagne nên ông bắt buộc phải thừa nhận Vatican và vô tình dây mơ rễ má sang các mâu thuẫn về tính chính danh La Mã với một Đế Chế La Mã “thật” hơn mình rất nhiều là Đế Chế Byzantine ở bên Constantinople. Vì một số lí do liên minh để củng cố một cuộc chiến với cựu Tây Frank nên Đế Chế La Mã Thần Thánh có tương tác với Đế Chế Byzantine. Thời kì Phục Hưng này đánh dấu sự trở lại của tương tác giữa Đông và Tây La Mã, sau một thời gian Tây La Mã lục đục nội chiến.
Phục Hưng thứ ba vào thế kỷ 12 đánh dấu bởi sự bắt đầu cho truyền thống Thánh Chiến giành lại Jerusalem của Chúa. Bằng khả năng ngoại giao và quyền năng đại diện ý chí của Chúa, Giáo Hoàng Vatican lúc đó là Urban II đã thuyết phục các vị hoàng đế La Mã authentic và self-claimed đoàn kết với nhau để chiến đấu trước đạo quân Hồi giáo, vừa giành được Đất Thánh, vừa mở rộng ảnh hưởng chính trị của Kitô giáo và vừa giải quyết được một số mâu thuẫn nội bộ Châu Âu. Nó mở ra một thời kì tương tác văn hóa-kinh tế-chính trị giữa phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ-Ả Rập dưới danh nghĩa xung đột giữa Kitô giáo và Hồi giáo và thắt chặt tình hữu nghị giữa Đông và Tây La Mã trước đó đã từng nguội lạnh.
Sau 3 giai đoạn Phục Hưng này, Phục Hưng Ý phất lên sau khi Đế Chế Byzantine, hậu duệ trực tiếp cuối cùng của Đế Chế La Mã trước Công Nguyên, tan rã trước Đế Chế Ottoman của Hồi giáo năm 1453. Sự sụp đổ của Byzantine vô tình đẩy tất cả các trí thức Byzantine lánh nạn sang địa phận bán đảo Ý, khu vực gần nhất với Byzantine và đem các tri thức triết học Hy Lạp sang địa phận La Mã. Sự sụp đổ Byzantine cũng là một cú sốc với Tây La Mã vì thật khó để nghĩ một đế chế đã tồn tại trước Công Nguyên và là cái nôi của Kitô giáo đã sụp đổ trước một thế lực trẻ hơn. Cái chết của Đế Chế Byzantine cũng là một động lực mạnh nhất thúc đẩy sự chuyển hóa hoàn thiện và rõ ràng hơn trong chính Tây La Mã là Châu Âu. Các cuộc cải cách đã lên kế hoạch từ trước giờ có một lí do của thần chết để được đẩy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nguồn: Byzantine East and Latin West: Two worlds of Christendom in Middle Ages and Renaissance : studies in ecclesiastical and cultural history - Deno John Geanakoplos, 1976. https://www.amazon.com/Byzantine-East-Latin-West-Christendom/dp/0208016155
Các sự kiện trọng yếu của lịch sử sơ khai Kitô giáo như 7 Công Đồng Đại Kết Đầu Tiên, mà nổi tiếng nhất là Hội Đồng Nicaea bởi Constantine Đại Đế và Hội Đồng Constantinople của Theodosius Đại Đế, đều diễn ra ở khu vực Đông La Mã, chứ không hề là ở bán đảo Ý. Vậy nên trong rủi có may, sự sụp đổ Byzantine vô tình hồi sinh căn cước Greco-Roman bằng Judeo-Christian được cất từ Byzantine và đưa giáo phận ở Tây La Mã trở thành hậu duệ trực tiếp duy nhất của nguyên một chuỗi lịch sử Hy Lạp, La Mã và Kitô giáo về một mối ở Vatican. Công giáo La Mã của Vatican vào thế kỷ 19 là đại diện chính danh nhất trong khối Kitô. Nhiều lúc, tôi thấy không biết có phải sắp đặt của số phận không, đường nào cũng về La Mã, về với khu vực bán đảo Ý và người La Mã chính gốc trong câu chuyện thành Troy trước Công Nguyên, chỉ thông qua lịch sử Phục Hưng.
Đây thời kì Greco-Roman và Judeo-Christian hội ngộ nên các nhà thần học và bộ sậu Công Giáo La Mã không còn bị ép phải tự kỷ một thời gian dài trong nhà thờ nữa. Họ được thoải mái hơn với từ sự tiếp cận với các nghệ thuật khá khiêu khích tính dục của Hy Lạp hay các triết lí đặt con người làm trọng tâm của Hy Lạp, và du di cho việc phóng chiếu tình yêu của mình với tri thức và Chúa lên một người nữ tưởng tượng như cách Plato hay dùng danh tính giả là Diotima của Mantinea để đại diện cho Platonic love. Trong khuôn khổ Kitô, đó là tình yêu cho Chúa Thánh Thần. Chính vì đối tượng là một thứ không phải sinh học nên không thể gần gũi xác thịt được và chỉ có thể gần gũi với lí trí.
Nếu Eros là vị thần của dục vọng và khát khao (desire) thì sẽ như thế nào nếu nói về một erotic knowledge và erotic truth? Chúng nghe rất kì cho các đối tượng phi xác thịt như tri thức và sự thật. Nhưng có thể nói rằng những người tìm kiếm hai thứ đó thường là đàn ông. Họ có yêu trí thức hơn cả chính phụ nữ, nhưng vì không thể thoát được sự định nghĩa thường trực của tình yêu và dục vọng bởi số đông xung quanh mình nên chuyện nhân hóa ấy cũng là một cách để hòa hợp sự khác lạ của mình với quy luật của thế gian. Một người nữ được sinh ra từ dục vọng với tri thức, từ cái đầu của những người đàn ông, hẳn là sẽ vắng bóng sự dơ bẩn của xác thịt. Đó có thể gọi là the holy birth.
Các nhà palmist của Ấn Độ có đóng góp vào vốn hiểu của tôi về các vị thần Hy Lạp vì ngôn ngữ chuyên môn của họ ở dạng tiếng Anh đều sử dụng tên của thần Hy Lạp. Tôi được cho là có rất nhiều năng lượng Venus vì tôi có mount Venus khá phát triển và đặc biệt còn có Girdle of Venus, một dấu hiệu khá chính xác cho sự nhạy về hệ thần kinh và còn x2 hoặc x3 những thứ cảm xúc tôi đang có. Venus là một dạng năng lượng tình yêu, cụ thể là khả năng đồng cảm cho những thứ xung quanh. Tôi rất dễ fall in love với cái đẹp nói chung và thương hoa tiếc ngọc, nhưng yêu dài lâu 1 người là một thứ nên được xem xét lại vì tôi thật ra chỉ thích mĩ cảm và một điều dĩ nhiên là sẽ luôn nhiều hơn 1 con người có mĩ cảm đó. Đa tình là một từ tả được cho tính cách của tôi nhưng Girdle of Venus (khá nhạt) của tôi có một số synergy tốt với tư duy nên đã làm cho tôi khá kén chọn về cái đẹp và có một sense of beauty nhất định.
Các năng lượng lớn này khiến tôi có một sự ám ảnh nhất định với Chúa, Người duy nhất của thế gian có sự toàn thiện độc nhất, yêu cả nhân loại, love the whole world, đến nỗi bất kì cá nhân nhìn vô cứ tưởng Chúa yêu mỗi mình. Cái này là một lầm tưởng của các cá nhân nhận được tình thương đó vì con người có tính thiên vị, trong khi chuyện yêu thương con người bình đẳng là một năng lực của thánh thần. Nó còn dẫn tới một phức cảm nào đó ngay cả những người bỉ bôi Kitô giáo nhất rằng Chúa sẽ yêu người đó kể cả có chối bỏ và từng hại Chúa.
Girdle of Venus có giúp tôi trong chuyện hiểu được tại sao Jesus hay được mô tả với khả năng nhìn ra được cảm xúc và suy nghĩ của người khác bằng cái ánh mắt vì sự nhạy về thần kinh được kết hợp với tư duy tốt cũng là một nền tảng tốt cho mind-reading. Chọn yêu thương hay thao túng thì với tôi, tôi chọn thao túng vì tôi là người và the mortal có một số đặc quyền của ích kỷ. Jesus chắc hẳn có một năng lượng của mẹ, không phải Gaia mà là Aphrodite, ngay ở một người đàn ông, để người khác thấy mình có thể được lắng nghe, thấu hiểu và xưng hết tội lỗi của mình mà không bị xỉ vả thảm hại. Nhưng vì Chúa cùng lúc là toàn tri nên không những chấp nhận nghe những bí mật, mà còn sẽ bảo vệ những người xưng tội đó khỏi những kẻ thù muốn biết được bí mật đó để hãm hại họ.
Venus cũng có những ham muốn về xác thịt và vật chất như một đặc tính đi kèm với cảm xúc. Với tôi, đơn giản đẹp xấu sẽ được thiên vị hơn đúng sai. Các tính chất xác thịt này có thể được thể hiện gián tiếp thông qua một đặc tính của nữ là sự sinh sản. Tôi từng mơ tôi sẽ sở hữu và sống trong một ngôi nhà rất rộng, trần nhà rất cao, có vài chỗ sáng tối và đầy tác phẩm nghệ thuật. Nói chung là một cảm giác no nê, đủ đầy, hưởng thụ và giàu có. Nếu thay một thư viện bằng một cung điện đầy đồ ăn sống và erotic, tôi thấy nó cũng không khác mấy.
Các Hồng Y và Giáo Hoàng hay các nhà bảo trợ nghệ thuật-patron of art cho Phục Hưng sẽ là ví dụ cho sự yêu thích xa xỉ này. Hồng Y Richelieu được ghi chép lại là có sưu tập các bức tượng Bacchus để về sau này, cái tên của ông được dùng để gọi bức tượng Bacchus dưới đây. Ông còn ủy thác Nicolas Poussin vẽ 3 bức tranh về vị thần khoái lạc này. Dù Richelieu là một người liêm khiết và không có các scandal cá nhân như các Hồng Y và Giáo Hoàng khác, nhưng tôi tin ông ấy có những mental lust như thế này, luôn thích cái kiểu tiêu thụ yêu cầu nhiều bước liên tưởng, những the very beginning of lust.
Đó là những đặc tính Venus có kết hợp với nhu cầu mental cao, không phồn thực như Bacchus nhưng vẫn erotic và nặng tính nữ trong hình hài của văn minh. Nhưng kể cả khi thứ năng lượng này vẫn còn quanh quẩn đâu đó ngay ở đầu óc của những người đã dâng mình cho Chúa, thì ít nhất nó phải chịu sự chỉ dẫn của sự thông thái và sự tự kỷ luật để có thể chuyển đổi thứ năng lượng thô sơ đó sang những thứ lành hơn. Richelieu là một nhà bảo trợ nghệ thuật và bảo trợ cho các nhà nghiên cứu rất nổi tiếng. Ông xây viện bảo tàng, thư viện phục vụ lợi ích công và Académie Française; bên cạnh các chiến tích Machiavelli mà cả Châu Âu đã chứng kiến.
Thời kì Phục Hưng Ý là một tiền đề quan trọng cho thời kì Kháng Cách và Khai Sáng, thời kì đánh dấu suy yếu ảnh hưởng của đức tin Kitô giáo lên Châu Âu. Nó sản sinh ra khoa học và sự khai sáng nhiều lĩnh vực, nhưng cũng sản sinh ra bao tác phẩm và trí thức phê phán tôn giáo này. Issac Newton, Galileo Galilei, Nicolaus Copernicus và René Descartes là ví dụ cho những nhà bác học điên và còn giữ ảnh hưởng tôn giáo trong mình. Họ đi đôi với các trí thức đỏm đáng kiểu tiểu tư sản bourgeoisie mà đa phần không phải nhà khoa học phát hiện cái gì mới. Người đầu tiên mà tôi nghĩ là cổ mẫu cho sự đỏm đáng ở vẻ ngoài và một chút dark academia cho thời hiện đại thế kỷ 20 và 21 là Oscar Wilde, rất là aesthetic nhưng khá rỗng ở trong. Nhà khoa học thế kỷ 21 cũng không giống thời Khai Sáng ở chỗ đã hoàn thiện sự virtual signalling và lấn sân sang showbiz hơi nhiều với công nghệ mạng xã hội. Science cult, tư tưởng lợi dụng vỏ ngoài của khoa học và giới hạn của khoa học để phục vụ cho các mục đích ích kỉ, được sinh ra từ xu hướng này.
Plato, dù có thể ghét thơ ca trong “The Republic” nhưng cùng lúc ông ấy lại là người bàn về tình yêu trong “Symposium”. Sự ghét bỏ thơ văn trong Cộng Hòa Plato và dị ứng với hội Bachhus của Livy cũng mang tính tiên tri cho văn minh phương Tây vào thời Khai Sáng. Chủ nghĩa lãng mạn hay sự tái sinh của Bacchus đã trở thành cơn ác mộng bourgeoisie thế kỷ 17 bởi ông tổ lãng mạn kiêm cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, chủ nghĩa Hiện Sinh, Hậu Hiện Đại. Tới tận thế kỷ 21 khi tri thức được tích lũy khủng khiếp, Bacchus thành Bacchus được đóng hộp, công thức hóa và phân phối với số đông theo nghĩa đen và được hợp thức hóa dưới quy luật của kinh tế cung cầu. Sách self-help là một hình thức đóng gói như vậy.
Cách mạng từ xưa tới nay, bên cạnh sự sáng tạo và tự do, thì cũng luôn gắn liền với sự hủy diệt và cơn sảng “văn minh” nào đó mà cái máy chém của Cách Mạng Pháp là một minh chứng. Một điểm chung cho các cơn lên đồng ở mọi thế hệ này là nó chắc chắn sẽ đập phá những thứ đẹp đẽ của di sản cùng với những bất công đã luôn tồn tại song song với di sản đó. Đúng và sai đã không hề tồn tại trước đó, nốt cả đẹp và xấu, và giờ chỉ còn là kẻ thù và đồng minh. Một dạng năng lượng của mẹ nhưng không có sense of beauty. Điều khó khăn nhất của thời hiện đại là những thứ Dionysus-Bacchus này lại được che đậy bởi ngôn từ “nhân văn” và “chủ nghĩa nhân đạo”. Sự chi tiết về ngôn từ nhiều lúc không hiệu quả bằng nhận dạng cấu trúc và văn phong.
Nếu như chủ nghĩa khoái lạc “erotic” và “orgy” là các phản văn minh đi song song với các tinh hoa Greco-Roman, chủ nghĩa duy khoa học là phản văn minh song song với Phục Hưng Ý được thúc bởi Judeo-Christian. Dark và light academia luôn có âm hưởng của Phục Hưng Ý chỉ vì phiên bản Phục Hưng nổi tiếng nhất này là một nỗ lực phục dựng tinh hoa cổ điển của Greco-Roman. Vì Phục Hưng Ý còn lưu giữ các đặc trưng phản văn minh của Greco-Roman và lại còn được sinh ra trong thời kì phương Tây của Kitô nên tôi thấy nó có một đặc trưng mới là sự phủ nhận căn cước vị Chúa Kitô để tôn vinh tri thức con người. Tôn giáo mà khoa học phủ nhận luôn luôn là Kitô giáo và không hề liên quan gì tới các tín ngưỡng hay tôn giáo khác.
3. The Da Vinci Code: Experts vs Believers
Rất lạ là dark và light academia không có hình dáng gì về các năng lượng của Indiana Jones và Lara Croft hay các cuộc phiêu lưu tìm cổ vật bởi các nhà khảo cổ và nghiên cứu lịch sử. Có nghĩa rằng, những trào lưu này thật sự mang tính phô diễn và aesthetic, không có một substance gì có trọng lượng để củng cố đằng sau, mang lại một cái gì mới và truyền cảm hứng anh hùng đi chém và thu phục một con quái nào đó. Thế kỷ 19 là thời kì khai phá các vùng đất mới, Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ hai, sự phát triển máy móc sản xuất ở Anh Quốc thúc đẩy một số lượng lớn các trí thức phương Tây từ các nỗ lực từ giáo dục diện rộng đi ra thế giới. Đây là thời mà không gian của phương Tây đa dạng hơn bao giờ hết vì sự tích lũy tri thức và sự ra đời của công nghệ in ấn và chia sẻ tri thức.
Dư âm thời này vẫn còn trong thế kỷ 21 để bắt đầu sinh ra những phiên bản tĩnh hơn về sự thay đổi không gian như “The Da Vinci Code”, “National Treasure” và “Lucy”, khai phá các tri thức mới từ các tài liệu cổ đã cất giữ trong thư viện sau khi motif tìm cổ vật và khảo cổ đã bị khai thác khá nhiều. Đây là thời kì của tôi nên tôi quyết định viết nên một câu chuyện đời mình cho phần này để mọi người nhớ tôi mãi.
Thời kì Kitô giáo sơ khai, từ khi Jesus hi sinh từ những năm đầu tiên Công Nguyên cho tới năm 325 của Hội Đồng Nicaea, là một thời kì khá thú vị của Kitô giáo vì lúc đó, nó vẫn chỉ là một tín ngưỡng nhỏ của những tín đồ tin vào Jesus và hòa cùng với rất nhiều tín ngưỡng và tôn giáo nhỏ khác ở Lưỡng Hà. Kitô giáo có rất nhiều biểu tượng như thập giá, con cừu, con chim bồ câu, con cá, nước và lửa. Nhưng có một biểu tượng đặc biệt gây tranh cãi về nguồn gốc hình thành và tính chính danh lịch sử sơ khai Kitô. Đó là hình vuông Sator (Sator Square).
Dù Jesus có nguồn gốc Do Thái, Kinh Tân Ước được viết bằng Koine Greek, một ngôn ngữ được phát triển từ ngôn ngữ Hy Lạp Cổ Điển (Classical Greek) cho khu vực phía Đông của quần đảo Hy Lạp. Biểu tượng con cá cũng hay được đi chung với chữ viết cho từ con cá trong tiếng Hy Lạp là “ΙΧΘΥϹ”. Những tín đồ Kitô đầu tiên luôn là người Do Thái ở khu vực Jerusalem, nhưng việc sử dụng Koine Greek cho thấy đây là nhóm người Do Thái chịu ảnh hưởng của văn hóa Greco-Roman từ thời Alexander The Great cho tới thời Đế Chế La Mã.
Trong khi đó, Sator Square được biết tới với kí tự Latin. Một số nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng nó liên quan tới thời kì Kitô sơ khai (early Christianity) tại khu vực sử dụng tiếng Latin vì họ giải bảng chữ theo logic như sau. Bốn cạnh của hình vuông này đều có là “Sator” (người gieo hạt/ sower/ planter/ founder/ orignator) được viết ngược và xuôi. Dấu thập ở giữa viết chữ “Tenet” (hiện thân/ keep/ possess / protect/ preserve) được viết ngược và xuôi. Hình caro được tạo bởi chữ “Opera” (công việc/ work/ aid/ labour/ effort/ deeds) được viết ngược và xuôi. “Rotas” mang nghĩa vòng xoay/ cycle/ wheels/ cause-effect-nhân quả theo hướng linear. “Arepo” không có nghĩa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu phỏng đoán là danh từ riêng của đấng tối cao ví dụ “Apollo”, “Zeus” và “Jehovah”. Chỉ có “Tenet” mà đảo ngược của nó vẫn là “Tenet”, có thể hàm ý toàn hiện. Nếu ghép tất cả các từ, tôi sẽ dịch ra là “Sator Apero Tenet Opera Rotas” hay “the creator Aperos is the presentation of work of wheels”. Quanh đi quanh lại, bất chấp tất cả các nghĩa của 5 từ trên, đều phiên ra những nghĩa gần gần như vậy, như all roads lead to Rome.
Đây là các cách dịch khác từ 5 từ của Sator Square tôi tìm được trên mạng:
- The Creator preserves his works.
- The sower Arepo holds the work of the wheels.
- The farmer Arepo holds the wheels with care.
- The sower holds the plough, the works, the wheels.
- The Alpha and the Omega hold the wheels in work.
Nếu đảo danh từ, cho phép danh từ “wheel” làm chủ ngữ thì nghĩa của nó trông cũng ổn. Ví dụ:
- The works represent The Creator
- The work of the wheels is held by Apero
- The wheels keep the Alpha and the Omega.
Tất cả 25 chữ cái của Sator Square có thể ghép thành từ “Pater Noster”, nghĩa là “Our Father” hay “Lạy Cha”. Còn A và O có thể là viết tắt của “Alpha” và “Omega”.
Khác với biểu tượng còn lại, Sator Square được nhìn nhận là một sản phẩm mang tính tranh cãi tính chính danh hơn cả, vì nó không hẳn là biểu tượng-icon, mà là một typography có tận 5 từ có thể xếp lại thành một câu và cần phải cần nhiều bước giải cho 25 chữ để luận ra một câu có ý nghĩa tích cực với Kitô giáo, và còn nằm trong một khu vực rặc người La Mã theo nghĩa phả hệ sinh học truy từ nơi ở là Pompeii, Ý. Sự pha trộn này khiến cho Sator Square giống như một vật thuộc về các tín ngưỡng và tôn giáo ngoại bí mật hoặc giới hạn thành viên tham gia hơn là một cộng đồng Kitô của khu vực Jerusalem tuốt bên phía Đông La Mã. Hoàn toàn có thể nói sự giải mã khá nhiều bước trên trông như đo ni đóng giày cho nó khớp với Kitô giáo hơn là khớp sẵn ngay từ đầu, áp dụng luôn có hình thập tự của “Tenet” vì kí hiệu thập tự chưa được xem là kí tự phổ biến trong cộng đồng Kitô ở thế kỷ 1.
Nó có khả năng cao là một tín ngưỡng hoặc tôn giáo vô tình cùng thờ cha trời như Kitô giáo, nhưng mang hình dạng hình vuông mã hóa khá phổ biến trong hội thờ tri thức và chuyên nghiên cứu thần học và huyền học. Bản thân chữ “Sator” trong Sator Square rất có khả năng nằm trong một tổ hợp các từ mô tả vị thần Saturn, phiên bản La Mã của thần Cronus, vì nó cũng chia sẻ các nghĩa mô tả hành động trồng trọt (Sator-người gieo hạt/đấng sáng tạo) và thời gian (mùa vụ). Các nhà nghiên cứu hiện đại rất hay trỏ “Sator” về nghĩa như vậy và thậm chí nói “Sator” ở đây là “Satan” vì na ná ngôn từ và năng lượng đen tối của Saturn. Sator Square trong phim “Tenet” của Christopher Nolan, cũng dựa trên các nguồn này.
Nhưng một bản Sator Square khác, cũng được tìm thấy ngay ở Pompeii và lại gần ngay khu vực tìm thấy bức tranh Portrait of Terentius Neo khá nổi tiếng, lại có biểu tượng con cá rất đặc trưng từ khu vực ảnh hưởng của Hy Lạp.
Dù cái phim tài liệu trên mang mùi giải cấu quá đà đến ảo ảo của “Da Vinci Code”, nhưng nó đóng vai trò là một động lực cho chuyện tôi sẽ revisit Sator Square và đặt giả thuyết rằng Sator Square là một trong những vết tích hiếm hoi về Kitô giáo nguyên thủy trước khi thành hình hài rõ ràng vào thế kỷ 4. Nói cách khác, Kitô giáo từng là một secret society hoặc tập hợp các secret society của một tôn giáo thần bí trong khu vực La Mã. Còn nếu cái cổ vật Sator Square này mà hóa ra là một đạo cụ biên chế của nhà sản xuất và tổ chức nghiên cứu, coi như niềm tin khảo cổ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
Sator Square mang các vết tích rất đặc trưng của Kitô còn lưu giữ ở Kinh Thánh như Alpha và Omega, Wheels of Life và The Parable of the Sower (Sator) trong Matthew 13. Vậy nên, tôi sẽ phải hướng tới một giả thuyết cũng phổ biến không kém là Sator Square là một bằng chứng cho ảnh hưởng của La Mã lên Kitô giáo. Sol Invictus là một bằng chứng rất mạnh cho chuyện Kitô giáo được dung hợp với tín ngưỡng thờ mặt trời của La Mã và câu chuyện The Holy Spirit trong Kinh Thánh có thể là một liên hệ tới thần Genius của La Mã, một vị thần hiếm hoi thuộc quyền sáng tạo bởi căn cước La Mã và không có đồng môn bên Hy Lạp. Vậy thì với Sator Square, tôi đặt một giả thuyết rằng sẽ đóng góp vào căn cước Kitô ấy bằng vị thần cũng rặc La Mã và tuyệt không có phiên bản Hy Lạp mang cái tên Janus, vị thần hai đầu và tượng trưng cho The Beginning và The End.
Về mặt lịch sử, Janus ban đầu không hề có một bằng chứng rõ ràng trong việc ông ấy là vị thần của sự bắt đầu của thời gian vì từ “Ianuarius” (tháng của Janus) ban đầu chỉ là một cái tên trống không, có thể được vay mượn từ các thần có từ giống nhau về phát âm và cấu trúc như thần Juno và không hề phản ánh tính chất của Janus. Hơn nữa, theo một bài luận bởi Bessie Rebecca Burchett năm 1918, sự thờ phụng Janus ở dân La Mã mà bằng chứng từ các ghi chép và mô tả về vật hiến tế vào những ngày đầu năm, đầu tháng hay đầu ngày không đủ sự nhất quán theo thời gian để Janus được biết tới là khởi nguồn cho khái niệm của sự bắt đầu. Cơ bản, sự bắt đầu cũng nhiều định nghĩa để các vị thần khác Janus từ Hy Lạp cũng có cùng logic chứng minh. Một dấu hiệu khác cho thấy sự hời hợt trong thờ phụng Janus là bản thân ông không có nhiều câu chuyện (myth) củng cố cho nhiều mặt tính cách của mình như Jupiter, Juno, Minerva, Venus hay các vị thần mang gốc Hy Lạp khác. Một câu chuyện về Janus còn lưu lại là giữa ông với vị thần Saturn cùng nhau làm nên Golden Age.
Nguồn: Janus in Roman Life and Cult - Bessie Rebecca Burchett, 1918. Tôi khá vui khi đọc bài luận này. https://tile.loc.gov/storage-services/public/gdcmassbookdig/janusinromanlife01burc/janusinromanlife01burc.pdf
Môi trường đa thần và hiến tế nhiều thần ở Đế Chế La Mã gây nên nhiều sự khó khăn trong việc giải thích tại sao Janus lại là thần của sự bắt đầu và kết thúc. Nhưng sự lưu giữ cái tên “Janus” này đã kéo dài đến tận thời của Kitô giáo được Constantine Đại Đế hợp pháp hóa. Thánh Augustine, một trong những nhà thần học đặt nền móng cho học thuyết nhà thờ Tây La Mã, từng dùng Janus để mô tả khái niệm City of God cho vị Chúa Kitô của ông:
Would it not be a far more elegant way of interpreting the two-faced image, to say that Janus and Terminus are the same, and that the one face has reference to beginnings, the other to ends?
Book 7, Chapter 7, The City of God - Augustine of Hippo
Burchett đã kết luận rằng hoàn cảnh sáng tạo của Janus nên được hiểu theo nghĩa đen hay từ các hiện tượng vật lí bên ngoài. Janus rất có thể được sinh ra từ hình dạng của cánh cửa hai chiều hoặc có hai cánh, nơi mà con người ra vào liên tục. Điều này cũng nhất quán với tính cách thực dụng và năng lực tưởng tượng và trừu tượng thấp của dân bán đảo La Mã so với Hy Lạp ngay tại thời kì Hy Lạp đang thịnh vượng hơn. Nó giống như một dạng tín ngưỡng thô sơ nhất. Con người thấy cái gì hoặc dùng cái gì nhiều là tự động dựng bàn thờ những vật đó và không cần một sự lí luận hay danh sách các câu chuyện thần thoại đi kèm. Kịch bản sáng tạo ra các phiên bản thần Eros trong “Symposium” của Plato dường như khó có khả năng cao xảy ra trong xã hội của các chính trị gia realpolitik của La Mã và các công dân La Mã đa sắc tộc.
Vì bắt đầu từ cánh cửa, Janus mang nặng tính hình thức cho một nghi lễ mở cửa của nhiều thứ. Janus ít khi được tạc theo hướng nhân hóa các năng lượng tự nhiên hoặc metaphysical mà con người thấy sợ hoặc thấy quyền năng như các vị thần Hy Lạp, thay vào đó Janus được tạc theo tính chất công cụ. Nhưng cũng chính vì xuất thân physical đó và còn gắn liền với cánh cửa, vật thể đầu tiên mà mọi con người vào một không gian mới; nên Janus vô tình là một trung gian cho rất nhiều con người. Janus là một công cụ nhưng khi trở thành trung gian cho tất cả thì tất cả sẽ cùng dựng ông lên thành một vị thần sống. Tôi nghĩ đây là nguyên do tại sao Janus có nhiều biến thể như thần giữ cửa cho đến vị thần của giao thương và cảng biển như bài luận trên của Burchett đã nói, trung gian là một khái niệm rất rộng. Tôi nghĩ Janus là một cái kí ức tập thể La Mã khiến cho hình ảnh của một ngôi nhà có cái cửa hiện diện mọi nơi hay một ý thức tập thể về không gian và sự khác biệt về không gian.
Hy Lạp nghĩ ra The Logos và thời gian, các thứ ngay từ đầu đã rất là abstract, metaphysical và đẹp với tư cách của một thực thể không thấy mà tin. Trong khi, La Mã nghĩ ra một thứ hơi tào lao là cái cửa, thuần physical. Nhưng Janus vẫn có cái đẹp của nó vì tôi biết những thứ physical có thể được cảm nhận bằng năm giác quan cơ bản của mọi con người bình thường và cho phép sự kiểm chứng của số đông về tính hiện hữu và có ích của chúng. Physical luôn có tính phục chúng mạnh hơn metaphysical nên tôi tin là một cái cửa ra vào của một cái nhà tạm bợ bằng gạch đá có thể thành một cái cửa của một ngôi nhà bằng cẩm thạch. Sự ví von này của tôi là dựa trên một diễn tả dành cho Augustus bởi Suetonius, nhà sử gia La Mã trong “The Lives of the Twelve Caesars”:
“Since the city was not adorned as the dignity of the empire demanded, and was exposed to flood and fire, he so beautified it that he could justly boast that he had found it built of brick and left it in marble. He made it safe too for the future, so far as human foresight could provide for this”
Book Two: XXVIII Sole Ruler, The Lives of the Twelve Caesars - Gaius Suetonius Tranquillus, 121
Vào thế kỷ 21, nó thành:
“I found Rome a city of bricks and left it a city of marble”.
Đế Chế La Mã luôn được nhớ tới từ thời kì của Julius Caesar, một người điển hình cho cái danh xưng “emperor” và đã truyền cảm hứng cho sự bất tử của La Mã cho các thế hệ sau mình. Dù các vị hoàng đế La Mã không phải bất tử nhưng ít nhất cũng được kề cận với sự bất tử và đưa Đế Chế La Mã tồn tại lâu dài hơn các thành bang Hy Lạp. Tham vọng của Julius Caesar là cảm hứng tuyệt vời cho La Mã nhưng vì sự thách thức với các thế lực cũ quá trực diện, ông bị giết theo một cách tức tưởi. Hậu duệ ngay sau đó của ông là đứa con nuôi Augustus đã khôn ngoan hơn trước Viện Nguyên Lão La Mã. Ông đã thấy chiến tranh khốc liệt nhất của La Mã thời của ông nên là nội chiến nên đã cố gắng biến bản thân mình thành một sứ thần của hòa bình và củng cố nó sau khi dẹp cuộc nổi loạn phía Đông La Mã bởi Antony and Cleopatra.
Sự nối tiếp giữa hệ tư tưởng của Julius Caesar và Augustus là một logic tiền lệ để các nhà cai trị sau này hoặc ít nhất các sử gia Châu Âu và phương Tây hệ thống hóa quy luật chung cho các sự kiện dày đặc của La Mã là chiến tranh và hòa bình. Hòa bình với Augustus là kết quả của sự chiến thắng trước chiến tranh và là kết quả cuối cùng chiến tranh. Nhận thức về vòng lặp chiến tranh-hòa bình này thật ra cũng được tạo ra bởi Augustus thông qua một nghi lễ ông ấy cố gắng phục dựng từ các câu chuyện vị vua cổ đại trước Công Nguyên là Numa Pompilius. Ông ấy dùng Janus thành một vị thần đánh dấu cho các chiến công dẹp loạn nội chiến và các cuộc chiến ngoài thành La Mã. Thời Augustus vẫn giúp cho diện tích Đế Chế La Mã đã lan rộng hơn sang phía Trung Đông và khu vực Bắc Phi.
Tôi nghĩ từ nghi lễ đóng và mở cửa Janus vào thời đại tiền đề quan trọng của Đế Chế La Mã bởi Augustus (63 TCN-14), văn hóa phổ thông La Mã cũng dần hình thành khái niệm khá abstract về vòng lặp chiến tranh và hòa bình. Khi cánh cửa Janus đóng lại, La Mã bắt đầu sống trong hòa bình. Khi cánh cửa Janus mở ra, La Mã bắt đầu sống trong chiến tranh. Như cách con người nhận thức luật của chuyển động mặt trời và mặt trăng là thời gian tồn tại của năm (year) và tháng (month); Janus, một cách không tránh khỏi, là hiện thân cho cái đồng hồ dành riêng cho chuyển động to lớn nhất của ngôi nhà Đế Chế La Mã.
Nguồn: Watching the Skies: Janus, Auspication, and the Shrine in the Roman Forum - Rabun Taylor, 2000. https://www.jstor.org/stable/4238764
Nguồn: Augustus, War and Peace - John William Rich, 2002. https://brill.com/display/book/edcoll/9789004401631/B9789004401631_s029.xml.
Sự phổ biến của Janus trong thời kì hoàng kim của Augustus rất có thể đã tạo cảm hứng cho các tín ngưỡng và tôn giáo khác về một vị thần đại diện cho quy luật của mình. Kitô giáo là một phái sinh trực tiếp của Do Thái giáo, vốn thuộc số ít các độc thần vào thời điểm sơ khởi của Công Nguyên và có độ du di rất thấp với sự du nhập danh tính các thần của các tôn giáo ngoại. Nhưng một số người Do Thái có sự hòa nhập nhất định với Greco-Roman và có tương tác với các hậu duệ Do Thái, vốn có quyền công dân từ các cuộc hôn nhân giữa người Do Thái và công dân La Mã, có thể đã nhìn thấy Do Thái giáo quá đóng kín cửa với người ngoài so với cộng đồng La Mã.
Họ đã tạo ra Kitô giáo để mở rộng cách cửa cải đạo cho những người không có huyết thống Do Thái và kết nối bằng cách yêu cầu tín đồ có đức tin và phụng sự Chúa. Tôi nghĩ không phải tự nhiên Kinh Tân Ước có một sự thân thiện nhất định với chính quyền La Mã. Nếu như sự tương tác này được nung nấu trong một thời gian nhất định, ít nhất phải trải qua 2 thế hệ gia đình, hẳn một số tín ngưỡng chịu ảnh hưởng cả Kitô và La Mã có thể nhận thấy cánh cửa Janus là một hình thức khá hay cho khái niệm Nhà của Chúa và Cánh Cửa dẫn đến Chúa, nên đã mượn vị thần cửa Janus và biến tấu một số thứ. Dù sao gốc Janus là một phương thức thần thánh hóa cho một sự vật vô tri vô giác và không có thái độ đa thần đối kháng mạnh như nhiều người nghĩ.
Nếu dựa vào lịch sử Janus, Sator Square nên là một biểu tượng đặt trên cửa hoặc là sảnh ra vào giữa hai không gian khác nhau như khu vực Pompeii nó được khai quật. Nhưng khác với Janus-cái cửa, Sator Square giống như một bảng chữ trong ranh giới giữa hai khu vực khác nhau. Tôi vẫn chưa rõ tại sao từ cái cửa sang cái bảng nên chỉ nghĩ Kitô giáo sơ khởi của dân Do Thái vẫn còn giữ ảnh hưởng của Cựu Ước và chưa có thói quen vật thể hóa và nhân hóa thành tượng như Hy Lạp và La Mã, mà chỉ thể hiện sản phẩm tôn giáo qua ngôn lời và chữ viết trên giấy. Các tín đồ Kitô đã làm một chút ma thuật cho 5 cái từ đó. Tôi nghĩ họ không quá quan tâm chuyện liệu danh từ riêng của “Sator” liên quan tới “Saturn” hay “Satan”, đơn giản chỉ hiểu nó theo hướng mô tả hành động của từ ngữ và nghĩ người gieo hạt là hoán dụ cho đấng sáng tạo. Bên cạnh chuyện ăn con từ gốc Hy Lạp, ông thần Saturn có một câu chuyện về Golden Age để tả về một xã hội La Mã (không phải Hy Lạp) làm chủ được nông nghiệp, nên tôi nghĩ Saturn là theo nghĩa này.
Vậy nên, tôi thấy hơi sai sai khi một số người dùng và phân tích Sator Square như evil eyes trừ tà, một cái hộp thần bí ma thuật hoặc bảng mã hóa để đối chứng ai là tín đồ Kitô. Bản thân Sator Square không bảo vệ được ai nhưng Chúa trong không gian chứa nó mới là Người bảo vệ. Thấy Sator Square là có nghĩa trước mặt là House of God hoặc khu vực sinh hoạt của cộng đồng Kitô hoặc chủ nhà là người tin vào Kitô ở khu vực nói và dùng tiếng Latin. Sator Square hay được trưng ở ngay ngoài nhà, ngoài trời hoặc trên mặt ngoài của một cánh cửa nào đó.
Nhận xét của tôi là trong thời kì Kitô giáo sơ khởi vay mượn tín ngưỡng Đế Chế La Mã bởi các tín đồ công dân và binh lính La Mã, Sator Square chỉ là một cái hình vuông mang tính hình thức và không có sự bí ẩn kiểu giải đố nào chỉ vì nghĩa 5 từ của nó đã rất rõ. Ngoài ra, “Pater Noster” là một câu nói phái sinh từ xưng hô “pater” với thần bảo trợ chính bởi các tôn giáo phụ hệ của công dân La Mã. Các nhà tạo Sator Square có thể chỉ thêm một lớp nghĩa bổ trợ rằng vị tôn giáo của họ là phụ hệ thông qua sự sắp xếp các chữ cái. Điều này còn nhất quán với một thuyết nảy sinh từ các khai quật ở Pompeii là các tín đồ Kitô tạo Sator Square là công dân La Mã có tương tác mạnh với văn hóa La Mã gốc, chứ không chỉ người sống trong La Mã, để có nhu cầu mạnh dung nhập văn hóa La Mã với Kitô giáo. Nghĩ lại cũng hợp lí vì bản thân tôi đây là một ví dụ da thịt của nhu cầu dung hợp các văn hóa Á Đông và phương Tây. Kiểu gì trong bể tín đồ Kitô lớn đó và môi trường đa dạng tín ngưỡng và tôn giáo của La Mã phải có vài dị nhân.
House of God của tôn giáo này có thể đã chọn vận hành như Đế Chế La Mã, có nhiều nhà nguyện dàn trải nhiều khu vực và các nhà nguyện có liên kết với nhau bằng tôn giáo độc thần cùng thờ Jesus, luôn có một vị cha đứng đầu trong từng khu vực đóng vai trò là người quyết định mở và đóng cửa hay quyết định những người đủ tư cách được Chúa bảo trợ. Thời điểm Constantine Đại Đế gặp khó khăn trong việc giải quyết nội chiến kể cả khi đã có lịch sử tín ngưỡng tôn vua làm vị thần bảo hộ lâu dài ở dân chúng, ông có thể đã thấy mô hình tổ chức nhà thờ Jesus là một phiên bản tôn giáo của Đế Chế La Mã, có những sự cởi mở với đa sắc tộc và còn có sự đồng lòng của một tôn giáo độc thần. Bằng sự thực dụng của mình, ông đã chọn Kitô giáo làm tôn giáo được bảo trợ bởi hoàng đế La Mã để chống lại các tôn giáo đa thần và nhỏ lẻ khác. Vì thế, câu chuyện Constantine có giấc mơ về Chúa là một truyền thuyết để hợp thức hóa sự lựa chọn đó ở khía cạnh câu chuyện thần thoại (mythology).
Đáng lẽ Kitô giáo đã dừng ở chuyện là một hội đồng tư tế của hoàng đế, nhưng một khó khăn của Theodosius Đại Đế vô tình đưa Kitô giáo làm tôn giáo độc tôn ở Đế Chế này. Cuộc đời chinh chiến của ông ấy và các bài học lịch sử các vị vua La Mã trước phải nhìn ra có một số thứ không thể giải quyết bằng vũ lực được. Vũ lực trước hội người barbarian là chỉ có thổi lửa đập phá của họ với mọi thứ xung quanh. Người barbarian rất hung dữ và sẵn sàng ăn thua đủ đến mức có thể hủy hoại bản thân. Nhưng cùng lúc họ rất là mê tín, họ làm sao mà để một người trần mắt thịt ngồi lên đầu mình như vị thần họ thờ từ lúc sinh ra và lớn lên được. Theodosius Đại Đế có thể đã nhìn thấy sự liên kết với Kitô giáo là một hình thức abstract hơn cho việc đóng cửa thành La Mã, cụ thể dừng hành động vũ lực của ông để ngăn La Mã vỡ ra bởi sự bất mãn của các nhà cai trị từng thành bang La Mã và công dân La Mã nói chung. Ngay giai đoạn của Theodosius Đại Đế, chiến tranh và hòa bình nên được hiểu là La Mã và Nhà Thờ. Lí do Vatican còn tồn tại đến giờ này, trước bao biến động của Châu Âu, chỉ là con người có thể bất mãn với hoàng đế người trần mắt thịt, nhưng sẽ hoàn toàn cam tâm chịu dưới cơ với một thực thể là Chúa. Thật là một pha chuyển đổi mô hình doanh nghiệp bền vững bởi La Mã, một thực thể sống dai nhất văn minh nhân loại.
Quay trở lại với Sator Square, tất cả những gì tôi nói là tự sự của tôi cho Sator Square và một tín ngưỡng nào đó ở La Mã chịu ảnh hưởng Kitô ít được người biết. Tôi không bài xích tính chất pagan của nó nếu như nó có thể truyền cảm hứng cho tôi viết lên một câu chuyện mang chất liệu lịch sử khá hay ho về ngôi nhà, cánh cửa và ranh giới. Từ trước tới nay, tôi tả những con người cấu thành nên gia đình như cha, mẹ và con cái; nhưng tôi chưa có nói về thứ vật thể hơn là cái nhà. Gia đình là phải có nhà ở, một lẽ hiển nhiên trong lịch sử văn minh.
Tôi không quan tâm đúng sai, cơ bản Sator Square giờ là của tôi vì tôi đã lấy nó từ lịch sử sơ khai không ai biết rõ, không ai có ý định lấy cũng không có ai bảo tồn nó dài lâu. Có không giữ, mất đừng tìm. Tôi phải bắt chước La Mã để “seize power”. Tôi đảm bảo sau khi tôi chiếm được Sator Square thì tôi sẽ cất giữ cẩn thận trong nhà và không có như các tiền nhân pagan của nó đã bỏ xó nó. La Mã từ xưa có sự rộng mở nhất định với barbarian với điều kiện trao đổi có lợi cho hai bên. Thì tôi nghĩ Kitô giáo sẽ rộng mở với sản phẩm của các pagan nếu thấy nó có thể phát triển vài thứ hay ho cho hệ giá trị của mình.
Một mong muốn nhỏ nhoi của tôi là ai muốn làm nhà bảo trợ của tôi thì tặng tôi cái Sator Square mấy nghìn năm tuổi ở Pompeii đang bị bỏ trong xó xỉnh nào đó của khu vực nghiên cứu cổ vật. Hoặc nếu không tặng thì phải trưng nó trong một bảo tàng nào đó để đánh dấu với những người tham quan rằng đây là House of God, cái bảo tàng này và tất cả các tác phẩm nghệ thuật trong đó được bảo trợ bởi Chúa.
VI. The Sacrifice
1. Chiến Tranh và Hòa Bình
Lev Tolstoy là một trong những đại văn hào thế giới vì các tư liệu và chất liệu ông tham thảo cho cuốc sách vĩ đại nhất của mình là “Chiến Tranh và Hòa Bình” đều mang chất liệu lịch sử, tôn giáo và triết học của rất nhiều con người, giai cấp, khu vực và quốc gia. Khả năng tóm lược và tổng hợp rất nhiều thứ như vậy trong một cuốn sách khiến cho Tolstoy vượt khỏi khả năng của nhà văn tạo dựng nên hoàn cảnh cho một câu chuyện để trở thành một triết gia. Tôi chưa hoàn toàn đọc hết những gì ông ấy viết trong cuộc đời mình nhưng ông ấy giúp tôi khơi dậy một sự ám ảnh nhất định với trilogy của thời gian như Childhood, Boyhood và Youth. Văn hóa Nga luôn có một đặc trưng về sự to lớn của không gian, rất rộng, rộng còn hơn cả các nước Châu Âu; dù là sinh sau đẻ muộn.
Bản thân tôi thấy Tolstoy là một người sâu sắc hơn rất nhiều tinh hoa cùng thời và cũng chịu đối mặt với một cái hố đen mà cuộc đời 82 tuổi của ông đã không giải quyết được. Ông xem lịch sử được đóng góp bởi các cá nhân, hơn chỉ là một vài anh hùng hay tinh hoa. Nói cách khác, các sự kiện lớn là sự tích tụ của nhiều sự kiện nhỏ và chúng được liên kết theo một hướng không ngờ nhất mà Tolstoy cảm giác quá loạn. Bản thân tôi còn thấy cuộc đời mình cũng loạn không kém gì. Vậy nên, tôi giống Tolstoy ở chỗ cũng tin vào một thực thể số phận đan dệt liên tục.
Tolstoy cho rằng các sử gia từ xưa tới thời của ông có xu hướng đơn giản hóa nhiều sự kiện trong lịch sử vào một con người duy nhất, thường là những người có quyền lực lớn, và bỏ quên các vận động ngầm dưới đó. Vô tình, sự chú trọng vào tự sự của người quyền lực lớn nhất cũng khiến cho họ là một sọt rác cho rất nhiều sự đổ tội và sự lười biến suy nghĩ của các hậu duệ khi đối diện với một chuỗi các sự kiện mâu thuẫn hoặc trông không có liên quan mạnh trong quá khứ.
III.
As long as histories of separate persons are written—be they Caesars, Alexanders, or Luthers and Voltaires—and not the history of all the people, all without a single exception, who participate in an event, it is absolutely impossible to describe the movement of mankind without the concept of a force that makes people direct their activity towards a single goal. And the only such concept known to historians is power.
….
IV.
Having renounced the view of the ancients on the divine submission of the will of the people to a chosen one and on the submission of that will to a divinity, history cannot take a single step without contradiction unless it chooses one of two things: either to return to the former faith in the direct participation of the divinity in the affairs of mankind, or to explain definitely the meaning of that force productive of historical events which is known as power. To return to the first is impossible: belief has been destroyed, and therefore it is necessary to explain the meaning of power.
…
If the conditions under which power is handed over consist in wealth, freedom, enlightenment of the people, then why do a Louis XIV and an Ivan the Terrible quietly live out their reigns, while a Louis XVI and a Charles I are executed by their people? To this question the historians answer that the activity of Louis XIV, being contrary to the program, affected Louis XVI. But why did it not affect Louis XIV and XV; why did it affect precisely Louis XVI? And what is the term of this effect? To these questions there neither are nor can be any answers.
Epilogue Part Two, War and Peace - Lev Nikolayevich Tolstoy, 1869
Hơn nữa, Tolstoy có những quan sát thú vị khi ông cho rằng sự quy những thứ không giải thích được cho một thực thể thần thánh (ví dụ Chúa) là một cách để cho một trả lời tạm thời cho những mâu thuẫn lịch sử. Những vấn đề khó hiểu với con người sẽ được Chúa; một thực thể tối cao toàn tri, toàn năng, toàn thiện và toàn hiện; gánh vác mọi căn cơ cho sự hành xử mâu thuẫn và không hiểu nổi của con người.
V.
The life of peoples cannot be contained in the lives of several men, for the connection between these several men and the peoples has not been found. The theory that this connection is based on the transfer of the sum total of wills to historical figures is a hypothesis not confirmed by the experience of history.
The theory of the transfer of the sum total of wills of the masses to historical figures may explain a great deal in the sphere of jurisprudence and may be necessary for its purposes; but in its application to history, once revolutions, conquests, civil wars appear, once history begins—this theory explains nothing.
…
The theory of the transfer of the will of the masses to historical figures is only a paraphrase—only an expression of the words of the question in different words.
What is the cause of historical events? Power. What is power? Power is the sum total of wills transferred to one person. On what condition are the wills of the masses transferred to one person? On condition that the person express the will of the whole people. That is, power is power. That is, power is a word the meaning of which we do not understand.
…
On the one hand, reasoning shows that the expression of the will of man in words is only part of the general activity expressed in an event such as a war or a revolution; and therefore, without recognizing an incomprehensible supernatural force—a miracle—it is impossible to allow that words could be the immediate cause of the movement of millions; on the other hand, even if we allow that words can be the cause of an event, history shows that the expression of the will of historical figures in the majority of cases produces no effect at all, that is, that their orders often are not only not carried out, but that sometimes what takes place is even the opposite of what they ordered. Unless we allow for divine participation in human affairs, we cannot take power as the cause of events.
Epilogue Part Two, War and Peace - Lev Nikolayevich Tolstoy, 1869
Về nghiên cứu lịch sử, Tolstoy là một người khắt khe về chuyện quy trách nhiệm cho cá nhân, thay vì bảo là số phận và vận mệnh Chúa quy cho con người. Dù cùng lúc, ông vẫn rất tin vào Chúa. Tolstoy rất khắt khe với chính chế độ Sa Hoàng và Nhà Thờ Chính Thống Giáo vì cho rằng đó là cách một hội đồng con người nhân danh Chúa để che giấu sự phản bội của họ với số đông.
Đúng là có như vậy, nhưng tôi thấy dù ông ấy nhận ra sự tồn tại của các luật ngầm để giải thích cho mâu thuẫn nhưng đã không bao giờ tìm ra được chúng là gì. Vậy nên, tôi hơi tiếc là Tolstoy không nhận ra mình hơi giống Rousseau về noble savage, đậm chất liệu của thiên nhiên như đất, cây và tin rằng trở về tự nhiên và tự do tự tại là trở về cái thiện, đến nỗi sẽ du di cho absence of government hoặc anarchy. Sự thất bại trong việc tìm ra nó một cách cụ thể khiến ông rơi vào dạng tư duy như vậy và còn hơi ngây thơ về bản chất của những con người sống ở ngoài tầng lớp thượng lưu của mình.
Bản sắc lệnh Nhà Thờ Chính Thống Giáo Nga đưa ra các chỉ trích của mình cho Leo Tolstoy năm 1901. https://www.schubertiademusic.com/items/details/13233-tolstoy-leo-%E2%80%93-decree-of-excommunication-of-leo-tolstoy
Nhưng ít ra, Tolstoy là một người không có động cơ ma lanh như các bourgeois Rousseau và Oscar Wilde của chủ nghĩa lãng mạn. Với tôi, Tolstoy là một fallen angel từng nhìn thấy cái đẹp của Chúa vì ông ấy có chất liệu của rừng rú và tự nhiên, làm tôi liên tưởng tới John The Baptist. Nhưng cú ngã đó không tránh khỏi kiểu tóm gọn “let them eat cake”, một cái quote không thể xác nhận là quote của người thật hay không nhưng đó là một khuôn mẫu nhất định của một thời đại.
2. The Scapegoat
Hiến tế là một nghi thức mà bất kì nền văn hóa nào trên thế giới cũng có. Nếu như tiền tệ là hình thức giao thương giữa người và người. Vật hiến tế là một hình thức giao thương giữa người và thần. Con dê tế thần chỉ là một phiên bản hiến tế đặc trưng thuộc về Judeo-Christian. Còn vật hiến tế ở các tín ngưỡng và tôn giáo còn lại rất đa dạng, từ người, động vật, lương thực, tiền và tất cả những thứ mà vị thần con người hiến tế cho thật sự muốn.
René Girard, một triết gia và sử gia người Pháp nổi tiếng trong giới triết học và thần học Kitô và là một người theo Công giáo La Mã, đã nhìn nhận con dê tế thần (scapegoat) là một nghi lễ cấu thành nên văn minh thời sơ khởi. Đó là một điều khá thuyết phục nếu như vòng lặp chiến tranh và hòa bình được xem là vòng lặp đầu tiên của xảy ra trong một xã hội có tổ chức nhất định và ít nhất đã hình thành nên tín ngưỡng tập thể. Ông cũng là người phổ biến học thuyết bắt chước (mimetic theory) và con dê tế thần trong giới triết học và cũng bị chỉ trích vì tính thuần giả thuyết.
Con dê tế thần đóng vai trò là một cách giải quyết sự giết chóc của một cuộc chiến khai mào bởi một lí do nào đó nhưng đã dần mất kiểm soát ban đầu bởi tất cả các bên. Nó đem đến hòa bình bằng cách dồn hết tất cả tội lỗi của một cộng đồng vào một cá nhân hoặc một nhóm người có số lượng đủ ít để có một sự khác biệt rõ ràng với số đông. Con dê tế thần không nhất thiết phải phạm tội mình bị tố mà đơn giản là bị một trớn tội lỗi nào đó, ví dụ lí lịch đã có một số dấu hiệu suy diễn được sang tội bị tố hoặc không có cơ chế phản biện khi bị tố cáo. Con dê tế thần mà có tội thì càng dễ hơn vì thêm hai ba tội vô một cái tội rõ ràng cũng không quá khác biệt, vì suy cho cùng họ sẵn là kẻ ác rồi.
Một tội ác bởi một cộng đồng thì luôn khó khăn để phân đúng sai hơn là một tội ác của một cá nhân và thiểu số, vì logic số phiếu đầu người và một tập thể luôn phi nhân hóa hơn cả. Những nền văn minh phát triển quyền con người nhìn ra được mob rule và về sau này còn nhìn ra được cái mob này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhóm thiểu số ẩn danh nào đó chưa kịp tìm ra. Mob rule luôn là một vấn đề lớn trong mô hình dân chủ mà ở đó, các nhà cai trị La Mã đã không cứu được Jesus khỏi không chỉ 1 nhóm phe phái trong lòng Jerusalem và hơn nữa, nỗ lực cứu không đáng với tiềm năng gây nên một xung đột giữa La Mã và các phe phái nội địa Jerusalem.
Mob rule khá đa dạng nhưng tất cả phải thỏa một tiêu chí thời cổ là thống nhất tất cả bằng một kẻ thù chung hay một đơn vị duy nhất, cụ thể là một danh tính mới và không cần phải có nội dung mới. “Kill the rich” là tự sự muôn đời kể từ thời Cách Mạng Pháp và kể cả phương Tây thời hiện đại nhưng the rich luôn ở đó nên tôi mới nói “the rich” này là không phải danh từ chung, mà là danh từ riêng cho các thời kì và khu vực nhất định, tùy vào góc nhìn của người sử dụng từ ngữ. Mà thật ra, mỗi người hoặc nhóm người đã có những con dê tế thần cho riêng mình từ trước.
Điều này cho thấy một sự thực dụng của con người bất kể thời kì là một con người hay một cái tên cũng chỉ là sọt rác xả tức literally và tội lỗi có thể chuyển qua lại như đồ lưu niệm, hệt như nhiều người nghĩ phước lộc được đo như giá trị đồ cúng và tội lẫn công có thể được cấn trừ như công nợ. Tôi vẫn tin có tội nặng tội nhẹ nhưng nó không nên được dung hợp với thang đo toán học, vì tội không như toán là không được mặc định có thể được chia nhỏ để sau cùng có khả năng san sớt qua lại và trộn lẩu. Nhưng sự thực dụng đó đã giải quyết được sự tích tụ cơn giận của các nhóm người khác nhau với tư cách là một nút tái khởi động để cứu vãn sự tồn tại của một cộng đồng.
Girard đã đưa một nhận xét gây tranh cãi là Kinh Tân Ước đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong tự sự con dê tế thần đã diễn ra nhiều ngữ cảnh khác nhau ở văn hóa Lưỡng Hà. Lần đầu tiên, cả xã hội Jerusalem gồm người Israelites, Samaritans, Sadducees, Pharisees, La Mã và công chức La Mã gốc Do Thái đoàn kết lại bằng một con dê tế thần tên là “Jesus” bất chấp sự khác nhau về gia phả và lịch sử hình thành. Nhưng đó cũng là lần đâu tiên, tự sự cuộc đời của con dê tế thần được kể và một niềm tin về sự trong sạch của con dê đó đã luôn được nhấn mạnh. Nhờ một sự thay đổi nho nhỏ đó mà cái chết của Jesus đã không là một cái chết tế thần như trong quá khứ, mà trở thành một nỗi đau không thể nguôi trong Jerusalem. Kết quả vẫn chết nhưng nguyên nhân truyền thống hình thành nên con dê tế thần đã thay đổi. Sự thay đổi đã tạo nên một hồi tiếp theo rất đặc trưng của Kitô giáo là sự phục sinh của con vật hiến tế. Con dê tế thần đó đã vượt lên ý nghĩa tầm thường đó để thành một vị thần bảo hộ cho tất cả những ai đã đưa Chúa lên thập tự giá.
The Gospels do indeed center around the Passion of Christ, the same drama that is found in all world mythologies. I have tried to show that this is true of all myths. This drama is needed to give birth to new myths, to present the perspective of the persecutors. But this same drama is also needed to present the perspective of a victim dedicated to the rejection of the illusions of the persecutors. Thus the same drama is needed to give birth to the only text that can bring an end to all of mythology.
Chapter 9: The Key Words of the Gospel Passion, The Scapegoat - René Girard, 1982.
Sau khi tự mình viết một số tự sự counter với cái ác và nhận được một số phản hồi tích cực từ giang hồ mạng Internet tứ phương (tôi chưa check kĩ review tiêu cực nhưng tạm thời không quan tâm), bản thân tôi phần nào chứng minh rằng thiện có gốc từ ác, giống cái ác rất nhiều thứ và phải mượn chính cái ác để vượt lên. René Girard cũng là một người có niềm tin rằng thiện ác có cùng cấu trúc và một cái “God is in the details” hoặc “The devil is in the details” nào đó giữa hai thứ để phân rõ giá trị độc nhất của cả hai.
Tự sự con dê tế thần thành Chúa đó cũng rất tương đồng với một phiên bản hiến tế phổ biến khác là vật hiến tế phải là một người rất đặc biệt và quan trọng với cộng đồng, giống như vị á thần dâng lên một vị thần trên mình. Ví dụ như tế con đầu lòng, công chúa, trinh nữ rất đẹp cho các thần địa phương. Vật hiến tế ở phiên bản này được trân trọng hơn người thường rất nhiều vì người nhận nó là thần thánh. Theo nghĩa này, Jesus có thể được hiểu là con dê tế thần mà cộng đồng Do Thái hiến lên cho Cha.
Các nhà viết Kinh Tân Ước đã thay đổi bản chất của câu chuyện, như cách các tiền nhân Cựu Ước từng thay đổi kết cục cho truyền thống tế con đầu lòng của dân cổ đại từ câu chuyện Abraham hiến tế con trai Issac lên Cha. Họ kể những bi kịch xảy ra trước khi Jesus ra đời và đưa vào những chi tiết vào cấu trúc diễn biến rất quen thuộc đó. Jesus là Con Chúa được gửi xuống trần thế để cứu nhân loại, đã biết trách nhiệm hi sinh của mình từ lúc bắt đầu giảng đạo và là vô tội từ đầu đến cuối câu chuyện. Ngoài ra, vì Jesus là đấng toàn tri và nhìn thấu sự thật của mọi người nên câu chuyện của vị Chúa này đã phản ánh lại sự mâu thuẫn ngay trong chính cộng đồng đã đưa Jesus lên thập tự giá, nhìn nhận một cộng đồng lớn là những cá nhân và các nhóm có tư duy và cảm nhận khác nhau về chính Jesus. Kết quả là đau thương nhưng chính sự hé lộ các động cơ dẫn ẩn đằng sau đã khiến nhiều người không cam tâm.
Nếu như các tự sự hiến tế nguyên thủy đã luôn nhấn mạnh sự đồng lòng ở mọi con người về việc giết một người không liên quan để đem lại hòa bình, thì tự sự Kinh Tân Ước đã nhấn mạnh những tranh cãi của nhiều cá nhân trong việc tế một người vô tội để có được hòa bình. Con người không tranh cãi về kết quả hòa bình, con người tranh cãi về các diễn biến và động cơ đã dẫn tới nó. Giáo điều không có giải thích, nhưng sự thật là phải có chú giải rất chi tiết đằng sau. Sự tồn tại của tự sự là quan trọng hơn cả 10 Điều Răn không nói, không rằng và không ngữ cảnh.
“How can Satan cast out Satan?
Satan imitates the same model as Jesus, God himself, but in a spirit of arrogance and rivalry for power… The Devil, or Satan, signifies rivalistic contagion, up to and including the single victim mechanism. He may be located either in the entire process or in one of its stages. Modern exegetes, not recognising the mimetic cycle, have the impression that since the word "Satan" means so many different things, it no longer means anything”
Chapter 3, I See Satan Fall Like Lightning - René Girard, 1999
Câu chuyện Jesus được Girard nói là một sự bắt đầu cho cái chết của truyền thống tế thần man rợ ở Lưỡng Hà. Từ trước tới nay, câu chuyện tế thần đã luôn được kể ở ngôi của tầng lớp tăng lữ thực dụng. Và sau khi nó được kể ở ngôi kể của con dê tế thần và hàng loạt những người tin vào sự trong sạch của con dê, lí do tồn tại của nó trong cộng đồng đã bị chỉ mặt gọi tên và phá đi.
Cấu trúc tế thần đó bị Tân Ước cướp lấy và biến nó thành một thứ tích cực hơn. Jesus là con dê tế thần giữa Mẹ và người trong tự sự nguyên thủy nhưng đồng thời cũng là Con Cừu của Chúa-Bản Giao Ước Mới giữa Cha và người trong tự sự văn minh. Jesus vừa là con của cha người và vừa là Con của Chúa Cha. Jesus chết bởi con người như Abel bị giết bởi Cain. Sự song tính ở nhiều khía cạnh này cũng vô tình khiến Jesus trở thành trung gian cho rất nhiều thứ diễn ra. Một cảm giác khá toàn hiện ở cái chết của Jesus để tôi biết rằng rất nhiều thứ đã đạt được một sự hòa bình trong giây phút đó.
Nhưng về sau, giáo lí Kitô bảo vệ cho người yếu thế về biện hộ cũng bị lợi dụng để tạo nên cuộc tế thần tập thể dành cho kẻ mạnh như “the sack of Rome” và “kill the rich” trong lịch sử cổ đại, cận hiện đại và hiện đại. Nó chỉ ngày càng rõ rệt hơn trong thế kỷ 21 khi các nhà cầm quyền và kẻ mạnh giờ đây trở thành con dê tế thần trong mắt những người yếu đuối, vốn đã được hưởng khá nhiều đặc quyền của xã hội văn minh để bắt đầu lạm quyền.
3. The New Scapegoat
Sau khi đọc Kinh Thánh một thời gian và tham khảo các diễn giải, tôi thấy bối cảnh hoạt động trồng trọt cây trồng trong Kinh Thánh được sử dụng để có thể “dịch” câu chuyện Chúa Cha như Genesis và Kingdom of God, trong khi bối cảnh chăn gia súc và đánh bắt cá được dùng cho Jesus. Cơ bản, bối cảnh là nông nghiệp.
Vì Kinh Thánh không có tự sự chủ đề cho Chúa Thánh Thần (The Holy Spirit) nên tôi sẽ chọn bối cảnh công nghiệp cho vị Chúa này. Chất liệu của thế kỷ 21 được tổng hòa bởi các chất liệu phi sinh học được dùng rất nhiều như chất liệu nhựa, kim loại và sự ồ ạt của các sản phẩm vượt khỏi bản năng 5 giác quan cơ bản và đòi hỏi tư duy như công nghệ thông tin và AI. Con người can thiệp vào rất nhiều thứ từ trước đã được để cho tự nhiên quyết định. Vì một lí do kì lạ nào đó, tôi thấy không ít người đã chuyển từ sự đồng nhất văn minh với sự chống trả trước trật tự tùy hứng của tự nhiên sang đồng nhất văn minh với phiên bản synthetic của rừng rậm bằng sự ra đời của các thành phố đầy người. Có nghĩa là họ vẫn còn vướng mắc rất nhiều về hình thức và vẻ ngoài để có khả năng nhận dạng sự thích nghi tuyệt vời của quy luật tự nhiên với mọi cản trở từ văn minh. Tôi hay gọi chúng là những cái ác mới, vẫn mang những tính chất của cái ác cũ nhưng lại có các đặc trưng mới từ sự thay đổi của chất liệu thời đại.
Kitô giáo vẫn giúp các thế hệ phương Tây hiện đại bám vào những đại tự sự thời kì trước, mà hay gọi là truyền thống, để nhận ra những dấu hiệu của thời kì man rợ. Nhưng tôi thấy nó vẫn gặp khó khăn trong việc giúp nhiều người nhận diện ra những vấn đề được lặp lại trong một bộ da mới của công nghiệp.
Chúa Cha là Thời Gian, sự toàn hiện trong mọi sáng tạo vạn vật và vòng lặp sinh tử. Chúa Con là Hòa Bình, sự toàn hiện trong mọi mâu thuẫn vạn vật và vòng lặp chiến tranh và hòa bình. Vậy thì Chúa Thánh Thần là Thông Thái, sự toàn hiện trong mọi tìm hiểu về vạn vật và vòng lặp man di và văn minh.
Ở trong giáo lí Kitô, Chúa Thánh Thần luôn đi đôi với trực giác (intuition) hay những khả năng biết về cái gì đó mà không cần biết lí do cho cái nguồn kiến thức đó. Trực giác còn cao hơn cả logic vì nó cho phép con người nhìn ra sự thật ngay lần đầu thấy mà không cần tốn thời gian suy luận và tham chiếu những mô hình logic được dựng sẵn từ xã hội. Trực giác luôn độc lập hơn logic và chắc chắn không phải cảm nhận giác quan (sensing) và bản năng động vật vì giác quan là cơ thể và cơ thể sinh học hoàn toàn có thể bị thao túng bởi những tiểu xảo rất tầm thường. Nó là một thứ rất khó để nói, tả, định lượng và giải thích về căn cơ nên hay được quy cho sự tồn tại của các năng lực tâm linh, hay một năng lực trời cho (gifted). Trong khuôn khổ Kitô giáo, The Holy Spirit sẽ là vị Chúa ban quyền năng có thể thốt lên những words of wisdom out of nowhere cho đến “Eureka!” của mấy ông già hài hước.
Từ giáo lí này, tôi tạm nhận xét là thế kỷ 21 chắc chắn thừa logic và model nhưng chưa chắc có trực giác. Cái tổ hợp thừa logic và thiếu trực giác ít nhiều giải thích được tại sao xã hội hiện đại sản sinh nhiều thứ toxic và phản văn minh ngay cả khi có sự tích lũy tri thức cao. Người trực giác cao là người suy nghĩ độc lập và dĩ nhiên, anti-X của chuyện này là suy nghĩ bầy đàn. Đôi lúc, thời được khai sáng bởi tri thức mang một sự mỉa mai rằng sự phụ thuộc của số đông chỉ được phát âm rõ ràng hơn bằng ngôn ngữ và trong ghi chép sử sách, chứ chưa thực sự được khai sáng.
Dân Jerusalem đã chọn cứu Barabbas-son of the father thay vì Jesus-Son of God The Father. Từ một linh tính nhất định của tôi trong 2 bài trước về The Holy Trinity, tôi cho rằng dân hiện đại sẽ chọn cứu sự kiêu hãnh thay vì sự thông thái.
Các biểu tượng của kiêu hãnh trong văn hóa phương Tây từ xưa tới nay luôn gắn liền với gương, nước hay sự phản chiếu nhân ảnh nói chung. Gương luôn nhân đôi một thứ có sẵn và đồng nghĩa với chuyện thổi phồng một cái gì đó, kể cả khi chuyện đó hoặc vật đó vốn dĩ là nhỏ bé. Nếu để hai gương đối nhau và bản thân mình ở giữa hai thứ đó, lập tức nhân ảnh được nhân vô tận. Điều quan trọng khiến kiêu hãnh tầm thường là nếu chủ thể không có gương, lập tức mọi thứ phù phiếm kia đều biến mất và chủ thể sẽ trở nên cực kì yếu ớt trước các tác động bên ngoài. Kiêu hãnh luôn mang một cảm giác mong manh, fragile và insecure như gương vậy, dù bên ngoài trông đẹp và cao ngạo. Gương hơi giống gót chân của Achilles nhưng vì số lượng Achilles không nhiều lắm ở ngoài đời nên ngay cả thường dân cũng có thể là gương. Điều này cho phép gương là một đại diện của thời đại và của mọi người bất kể giai cấp và xuất thân. Gương có cơ sở rất tốt cho sự toàn hiện.
Gương, nước và sự phản chiếu luôn khiến tôi nhớ tới mặt trăng. Mặt trăng là một khái niệm trừu tượng rất rộng trong huyền học phương Tây, hay mang nghĩa ảo tưởng (illusion), sự điên loạn, sự vô thức và tiềm thức. Nó chỉ có 1 nghĩa tương đối tích cực duy nhất là năng lực tưởng tượng cao để phục vụ sáng tạo. Mặt trăng được cho là thiên thể duy nhất mang năng lượng mạnh nhất của mặt đất nên có thể được xem là một phần của Cha trời còn lưu giữ vết tích man di xa xưa của Mẹ đất. Tôi cũng có vấn đề mental với năng lượng mặt trăng từ headline dài tới tận moon mount nên phải nhận xét rằng nó không phải là thứ để bất cứ ai cũng có thể chơi mãi mà không bị đứt tay.
Có vẻ như tôi hơi hình dung ra không khí của thế kỷ 21. Ảo mộng. Tài sản ảo, báo cáo ảo, danh tính ảo, cái tôi ảo, thực lực ảo, tri thức ảo, văn minh ảo, cái gì cũng ảo hết và sự ảo đó chỉ bị tiết lộ ra bằng cú đập của sự thật. Mà ngay cả lúc nói ra sự thật, nhiều người chả tin vì họ đã không thể sống thiếu sự ảo đó và ngay giây phút bắt đầu của ảo mộng, họ đã vô thức chấp nhận rằng mình cần cái gương để sống tiếp. Bản chất của gương là tính phóng đại, không hề là nội tại. Về mặt thị giác từ sự phản chiếu của hai cái gương đối nhau, thật sự bảo gương giống hố đen là không phải nói quá.
Nhưng ở một khía cạnh khác đã bị nhấn chìm bởi cả tá tính chất tà giáo, gương cũng là một reflection of the truth vì gương là một thứ nặng về self-abcxyz để ảo ảnh và bí mật sâu thẳm của một cá nhân bị trộn lẫn trong đó. Con người cần gương để biết mình như thế nào để tự xấu hổ và tự mặc cảm vì gương có tiềm năng phản ánh sự thật mà trước đó đã bị giấu kín một thời gian. Sự thật bị chiếu bởi gương luôn tiêu cực, như một dạng kính chiếu yêu. Gương cho phép nhìn thấy một sự thật kinh hoàng của bản thân hoặc một bí mật về một con ma hoặc con quỷ nào đó đã ám lên ngôi nhà rất đẹp. Uncanny là phản ứng đầu tiên khi chưa tiêu hóa được mọi thứ, khi được khai nhãn rồi thì nightmare bắt đầu.
Hai chị gái này đã trở lại với tôi trong một chủ đề thân thuộc. Chị gái Raven y chang tôi lúc nhìn bản thân trong gương nên tôi hay thích bà mẹ kế của thẽm Bạch Tuyết hơn con Bạch Tuyết vốn chỉ dừng ở hàng công chúa.
Kể cả có hai mặt tốt xấu nhưng tôi vẫn liệt gương là một thứ khá tối, hơi bí về không gian và hạn chế sự sáng tạo, chỉ vì nó chỉ là một sự soi chiếu chính quá khứ của bản thân, diễn dịch từ chính chủ thể là mình và tạo các phái sinh từ một nguyên bản, không có khả năng tiên tri và tiếp nhận thông tin mới nằm ngoài bản thân và nguyên bản đó. Cơ bản, gương là một nền tảng khá yếu ớt để cho phép chính người đó chọc thủng màng bọc của chính mình. Từ logic này quy sang thế kỷ 21, tôi nghĩ là bức tranh rõ ràng hơn. Thế kỷ 21 giống như thế giới của gương, rất nhiều tri thức, cái tôi rất lớn nhưng thực chất là không thể tự tái tạo một thứ mới và rất yếu ớt trước thực tại. Vừa sặc sỡ, đặc sắc nhiều mẫu mã nhưng cùng lúc thấy trống rỗng.
Gương là một chất liệu thuộc về phái nữ, mà phải là phụ nữ đã được bảo bọc bởi sự thịnh vượng của văn minh một thời gian dài. Tính nữ về lý tính trong văn hóa phương Tây có một đặc trưng là nặng tính nội tâm, cá nhân, không quá quan tâm tới lời lẽ người đời, inner voice cho đến sống chết mặc bây. Khái niệm trực giác của The Holy Spirit có thể được định hình rõ ràng hơn từ các tính chất này. Nhưng vì The Holy Spirit luôn là lửa nên trực giác độc lập ấy luôn có tính khai sáng cho mọi người bất chấp mọi biến động của thế giới.
Nói đến đây, tự nhiên nhớ tới một vị virgin goddess nguyên bản, gắn liền chặt chẽ với lửa, không có nhiều câu chuyện đi kèm nhưng tất cả sẽ nhận thức được quyền lực của bà khi nhắc tới khái niệm ngôi nhà và Olympus. Prometheus được nhớ tới hình ảnh ngọn đuốc thì Hestia chính là cái bếp chứa ngọn lửa trên cái đuốc đó. Tất cả các vật hiến tế dâng lên mọi thần Hy Lạp đều phải chia sẻ với Hestia vì bà là nguồn của lửa dâng lên thần thánh. Cả Hestia và Vesta-phiên bản La Mã của Hestia có hiếm các câu chuyện thần thoại đi kèm lẫn các đền thờ theo nghĩa độc lập. Hestia nên được hiểu theo nghĩa Janus tôi vừa mới tả, là một khái niệm rất rộng về trung tâm của mọi sự vật và khái niệm. Hơi trùng hợp với Janus, Hestia là the firstborn của Cronus và cùng lúc là the lastborn của ông khi ông nôn ra các đứa con mình đã nuốt.
The Study Of The Concept Of The Sacred Hearth And Greek Goddess Of The Hearth And Their Association With The Prytaneion, Its Origins, And Its Development - Esra Çayir, 2006. https://core.ac.uk/download/pdf/52940266.pdf
The Holy Spirit có thể được xem là một tổ hợp của các virgin goddess của Greco-Roman như lửa, ngôi nhà, sự độc lập, sự thông thái và sự chiến thắng. Nói The Holy Spirit gần đàn ông là phù hợp nhất vì house of mind cần lửa của Vị này để đưa ra quyết định đúng đắn và còn là nơi nuôi hi vọng, ý niệm cho sự ra đời của các tư tưởng. Nói theo kiểu La Mã, The Holy Spirit chính là hearth, trái tim của ngôi nhà, cái nguồn của mọi thứ trong ngôi nhà, gia đình và các không gian xung quanh cái nhà. Cho nữ làm đại diện của hearth là đúng với truyền thống vì phái nữ trong tiềm thức con người bất kể văn hóa và xuât thân luôn là đại diện cho sự khởi nguồn, thủy tổ và một dạng năng lượng và động cơ vĩnh cửu. The Holy Spirit không phải nước, mà là lửa nên các anh hùng chỉ có người phụ nữ này an ủi và giữ lửa trong một cuộc chiến mà ở đó, mọi người xung quanh đã khước từ đức tin và hi vọng. The Holy Spirit có nhiều hình dạng, từ con chim bồ câu, bé gái nhỏ xinh xắn, thiếu nữ trẻ trẻ đầy sức sống cho đến người phụ nữ trưởng thành, nhưng bất chấp tuổi tác và sự già dặn, Vị này tuyệt đối là một trinh nữ. Tôi nghĩ là mình đã tìm được phản đề cho Mẹ rồi. The Holy Spirit chính là một vị thần hộ mệnh vô hình và rất khó tìm trong một thế giới của gương và kiêu hãnh của thế kỷ 21.
Nhắc tới gương và mặt trăng thì phải nhắc tới thứ kim loại hay đi đôi với nó về mặt biểu tượng là bạc. Bản thân tôi thấy bạc không nên là đại diện của tính tiêu cực của mặt trăng vì bạc là kim loại diệt khuẩn cao thứ hai sau đồng, là chất liệu purify nhiều thứ trong xã hội con người, chất liệu của tiền tệ và hay được dùng như một vũ khí diệt trừ ma quỷ. Tính chất nước và phản chiếu thì tôi thấy giống thủy ngân hơn và thủy ngân rất độc với con người. Nó cũng là thứ kim loại thỏa được hai tính chất kim và thủy và thâm hiểm nói chung.
Nếu thật sự The Holy Spirit là đấng cứu thế của con người trong thế giới của gương, thì bạc sẽ là bước đầu tiên trước khi The Holy Spirit tới khai sáng. Nó phải tẩy con người khỏi cám dỗ để tiếp đó, The Holy Spirit mới đậu lên được. Gương được làm từ chất liệu bạc, nhôm và có cả thủy ngân (đã hạn chế tối đa vào thời hiện đại) nên sự dây mơ rễ má này cũng khiến cho mặt trăng khá đa dạng về biểu tượng. Jesus có John The Baptist rửa tội cho con người bằng nước trước thì tôi nghĩ bạc sẽ có ý nghĩa tương tự như vậy.
Tôi từng đọc các nhận xét của số ít giang hồ mạng Internet có gut feel khá tốt là thế kỷ 21 rất âm tính nhưng họ vẫn chưa hình dung cụ thể âm tính đây là gì, chỉ biết sự sinh sản dày đặc của mọi thứ như một dạng ung thư, một sự tự hão huyền của rất nhiều con người mà mới từ mấy chục năm trước chỉ là con người bình thường chả có tiếng nói gì trong xã hội, tính diệt trừ đến chặt sát ván, sự tham lam về vật chất và mùi tiền và một sự sợ hãi về những thứ political correctness về danh xưng, phạm húy và những thứ nhảm nhí nhất về hình thức. Số lượng, cái tôi, tính diệt và sự mong manh. Tôi có thể trả lời nguyên nhân cho sự âm tính đó bắt nguồn từ những chiếc gương.
Con dê tế thần của thời đại này là The Holy Spirit, nhưng vì The Holy Spirit không quản vòng lặp chiến tranh và hòa bình, nên sẽ dẫn tới sự suy tàn của một nền văn minh trước sự man di kiểu mới của chính văn minh đó và sự man di nằm ở bên ngoài tường thành La Mã đang lăm le đập nát cái gương đó.
Đó là tự sự của con dê tế thần. Nhưng còn tự sự của Con Cừu của Chúa thì sao? Tôi không biết liệu The Holy Spirit có thật sự nhúng tay vào để cứu văn minh vì tôi không thể chứng minh một cách logic mình đã được The Holy Spirit mách bảo, chỉ có thể nói đây là suy nghĩ của cá nhân tôi về những thứ xung quanh mình đã thấy. Tôi hi vọng The Age of The Holy Spirit will bless you all sau 2000 năm kể từ khi Jesus hi sinh.
Ba chị gái. Welcome back. Mãi là sister. Ba chị thời 4K hết phèn như thời 360p.
VII. The Ship
1. Ukraine
Tôi nghĩ cuộc chiến Ukraine sẽ là cuộc chiến đầu tiên trên thế giới được nhiều người, nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa quan tâm nhất và cũng là cuộc chiến đầu tiên được documented hay ghi chép nhiều nguồn nhất. Nó sẽ vượt qua 2 cuộc Thế Chiến mang nặng tính lịch sử Châu Âu để trở một dấu mốc lịch sử của nhân loại và thành một tiền lệ rất quan trọng cho sự tái hiện của các cuộc chiến như vậy trong tương lai.
Đây là một kịch bản tôi nghĩ cho diễn biến tùy hứng của cuộc chiến này vì tôi cũng cần có kịch bản rào trước để tìm hiểu logic nào đó cho chuỗi các sự kiện phức tạp. Đây cũng là suy nghĩ hoàn toàn cá nhân của tôi và không đại diện cho một hay các tập thể và tổ chức nào cả và ngay cả các related party tôi có liên hệ hoặc gián tiếp liên hệ. Đây là disclaimer của tôi khi nói về phần này.
Chiến tranh Ukraine là một hình dạng chiến tranh rất khác so với Thế Chiến. Nó gần với Chiến Tranh Lạnh hơn vì tôi luôn có cảm giác nó nặng tính dài hạn (dài hơn 5 và 6 năm của Thế Chiến), gián tiếp về người tham chiến vì Ukraine giống như sự ủy nhiệm của một tập thể nào đó, có một sự phân lưỡng cực rõ ràng của thế giới Đông Tây và các hoạt động xã hội và tiêu dùng hằng ngày của thường dân không hoàn toàn bị hạn chế đến mức phát phiếu thức ăn và ru rú trong nhà. Vì cả thế giới đang quan tâm tới nó và chịu các ảnh hưởng kinh tế từ các cường quốc chia phe nên ít nhiều tham gia can thiệp bằng ngoại giao khi thấy có dấu hiệu leo thang vũ trang quá mức. Năng lượng phá hủy của Chiến tranh Ukraine sẽ được dàn trải hơn và nếu cảm thấy thời gian quá dài, tính sa lầy cũng là một sự chuyển biến bản chất từ sự dàn trải.
Nhưng bù lại, hệ thống thần kinh của nhà nước và công dân của quốc gia tham chiến và quan sát gần đó sẽ được thử thách để hình thành một tâm lí nửa này nửa nọ, không dám mạnh tay nhưng cũng không dám nhẹ tay. Cơ bản, chiến tranh luôn là một hỗn độn của nhiều ý chí để tâm lí các cá nhân bị xáo trộn theo các năng lượng tập thể nó đang có, người bị xáo trộn nhất vẫn là những người tham chiến. Nói chung là tình trạng bị trì trệ và mọi quyết định trong đời sống sẽ được nhìn nhận với thái độ bất an, ngờ vực, không luận ra được kết luận và không biết bản thân mình dám muốn gì, ngoài việc chờ đợi một cái gì đó dựa trên sự chuyển biến bản chất liên lục của một cuộc chiến đối kháng không kịch bản để xây dựng lại model.
Nếu như cuộc chiến này mà duy trì 40 năm như Chiến Tranh Lạnh, tôi nghĩ là tư tưởng của các chính phủ quốc gia có sự tiếp xúc da thịt với cuộc chiến này sẽ không còn giữ sự độc lập trong việc quyết định các chính sách thay đổi định mệnh quốc gia mình và xây dựng một thói quen bắt chước và tạo phái sinh từ biến động của 2 phe tham chiến chỉ có thể xây logic dựa trên sự đối kháng với bên còn lại, như các tấm gương phản chiếu dư ảnh kinh khủng với nhau. Một người đóng vai 40 năm mà còn biến vai thành phận được, nên tôi nghĩ là điều này vẫn sẽ khả thi cho một thực thể là một quốc gia.
Chiến Tranh Lạnh luôn được biết tới là chiến tranh lưỡng cực. Sẽ là không tốt nếu cả cái thế giới đa nguyên và bao nhiêu văn hóa ở đây là chỉ rút ngọn trong logic đơn giản như vậy. Điều này có nghĩa các nước quan sát và tác động gián tiếp cuộc chiến (chủ yếu là Đông Âu, Trung Âu và Trung Quốc) sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các phe có khả năng tác động trực tiếp. Sự phụ thuộc này trong thời gian dài sẽ hạn chế tự do và quyền tự quyết các chính sách dài hạn của họ. Ở góc nhìn từ các nước có tác động trực tiếp Chiến tranh Ukraine nhưng có thể hạn chế tối đa tác động của nó hoặc các nước nằm ngoài sự ảnh hưởng này theo nghĩa địa lí, logistic, hệ thống giao thương; các nước gần với Chiến tranh Ukraine trở nên dễ đoán với họ và tất nhiên, dễ bị thao túng cho những mục đích ít khi được disclosed với thế giới bên ngoài.
Chắc chắn hòa bình sẽ tới vì chi phí chiến tranh này đã lan ra cả thế giới từ sự dây mơ rễ má của hệ thống kinh tế thế giới. Một lúc nào đó, sẽ rất nhiều nước, nhất là các nước láng giềng ở và với Đông Âu đứng ra phản đối khi không thể chịu đựng sự căng thẳng này cả 10 năm và có khi chưa tới 10 năm. Nhiệm kì tổng thống và thủ tướng trung bình chỉ kéo dài 4-5 năm ở Châu Âu. Tôi sẽ ngồi đợi coi hậu thế từng nước sẽ nhớ gì sau 1 nhiệm kì trôi qua của những người đã ủng hộ Ukraine nhưng chưa chốt deal thắng thua gì được trong nhiệm kỳ đó. Nói chính phủ quốc gia thì xa xôi, nhưng mà nói về thành tích cá nhân là thấy dễ hiểu. Có Internet lưu lại chiến công để thế giới và công dân coi lại và phán xét nên tôi cũng sẵn sàng dành 5 năm ngồi đợi coi có gì mới không. Mà tôi thấy hơi bị phí công vì nếu mấy vị Châu Âu chốt deal được thì sẽ bị báo chí bảo Russian collusion, không chốt deal được thì bị nói vô dụng. Vậy tốt nhất là bị chê là vô dụng.
Tôi an tâm với sự đồng lòng của chính phủ Nga và dân Nga vì họ là nước đang trực tiếp tham chiến. Nhưng hiện tại tôi chưa dám quay xe sang chính phủ và dân ở EU vì ở đó mỗi người phát ngôn một kiểu khác nhau. Chính phủ Đức cố gắng không phạm nhiều scandal lớn vì dù sao Đức từng là cường quốc khuynh đảo Thế Chiến 2, trong khi chính phủ Ba Lan rất hào hùng khi tự phát ngôn mà khỏi có Germany’s OK.
Chiến Tranh Lạnh vừa mới kết thúc 1991, thì 30 năm sau thì lại đâm đầu vào một chu kì 40 năm vậy. Nhưng cho dù có kéo dài mấy chục năm, cuộc chiến này phải có lộ trình và các kịch bản rõ ràng trong tương lai. Tôi cảm thấy mông lung về thời gian kết thúc và các bước dẫn tới kết thúc. Quan trọng, sự mông lung này khiến tôi rất quan ngại về tính slippery slope của chiến tranh vũ trang và sự leo thang. Sự thất bại chiến tranh không bao giờ giống như lợi nhuận âm của doanh nghiệp vì nó là một nỗi nhục của một quốc gia và có độ tolerance rất thấp ở các nước tham chiến.
Tôi nghĩ những thứ tôi gọi là slippery slope và nỗi nhục quốc gia rất khó để được thầy bà lẫn AI còn dự đoán được vì đây là “devil in the detail” và insights thuộc về các đồng hồ sinh học cấu thành nên tầm nhìn vĩ mô đó. Họ hay nói mấy kiểu chung chung để kiểu gì cũng hợp với mọi chu kì hiển nhiên của thế giới và tất nhiên, không có giá trị insights và học vỡ lòng các bài học đau đớn. Một nhận xét tôi dành cho những người này là nó chắc chắn không hề tính đến các khả năng “see and unsee” aka “escalation/accumulation of something” và niềm tin tôn giáo của con người đến từ sự phơi nhiễm thường trực của con người với tự nhiên. Không khí của bom đạn chiến tranh là chắc chắn 100% phơi nhiễm của tự nhiên vì không quốc gia nào đánh nhau trong một không gian kín như đấu trường La Mã.
Có khi mấy ông thần bà thánh ngồi chơi xí ngầu trong đấu trường nhân loại mà con người không biết. Chỉ có mấy người có liên kết với môi trường thần thánh đó may ra mới biết được ý thần muốn gì và còn là the very first messenger và nguồn tin primary hơn một đống tin secondary. Mấy người đó rất underground để tôi còn chưa có dịp diện kiến vì tôi nghĩ họ rất nhạy cảm để phải luôn được bảo bọc trong một không gian tĩnh lặng, nếu không là mental breakdown thường trực để dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hòa bình cũng có nhiều định nghĩa và tôi không quá thích kịch bản Treaty of Versailles cho thế kỷ 21 và một món nợ công trả mãi không hết. Trong bối cảnh năm 2022 khi truyền thông cả thế giới hướng về khu vực Ukraine, kịch bản Treaty of Versailles sẽ được biến tấu cho phe thua. Nhưng Ukraine không phải là cường quốc như Đức và cuộc chiến này đậm tính kì kèo và đàm phán của rất nhiều ý chí có sự đồng đều nhất định về quyền lực từ ít nhất 4 châu lục là Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Trung Đông. Kết quả của nó phải thỏa được cán cân quyền lực ở Đông Âu đã được ghi nhận sử sách mà rõ Nga đã là cường quốc từ Thế Chiến 1. Phe được chọn để thua rất có thể là Ukraine vì điều này giúp thực thể gây nhiều tác động thế giới là Nga tạm thời yên ổn và tất cả các nền kinh tế trong khu vực Đông Âu và gần đó được nghỉ ngơi để sau này còn có sức đánh tiếp. Thua ở đây không mang nghĩa quân sự, mà là phe được nhận lợi ích ít nhất trong cuộc đàm phán. Ukraine thật sự chỉ tác động được thế giới thông qua Nga.
Tôi không dự đoán được thời điểm ngã ngũ của cuộc chiến này. Tôi đã luôn thấy chiến tranh là một năng lượng hơn là một thực thể cụ thể. Nó nên được xem là một đỉnh điểm mới trong chu kì bất ổn địa chính trị giữa Ukraine kiêm khu vực giao thoa giữa Nga và các thành viên EU ở Đông Âu. Chiến Tranh Ukraine là cái tên version 2 của Chiến Tranh Donbas từ năm 2014 đến cận 2022. Bất ổn vũ trang đã diễn ra từ rất rất lâu ở hai nước này, leo thang từ biểu tình Euromaiden sang xung đột vũ trang và năm 2022, hai bên ra mặt với thế giới sau khi ổn định Covid trong khoảng 2020-2021. Nếu như biết các xung đột này sẽ luôn âm ỉ, tôi nghĩ ngay cả Chiến Tranh Ukraine có kết thúc theo nghĩa ghi danh sử sách, vẫn sẽ có một xung đột tiếp theo xảy ra giữa hai bên.
Với tình hình diễn biến hiện tại và chiến tranh ủy nhiệm đã được khai mào, độ bạo loạn của Ukraine cũng sẽ không như biểu tình nội bộ nữa mà lên thẳng vũ trang và cụ thể vũ trang liên quốc gia. Có thể sau khi Chiến Tranh 2022 kết thúc, Ukraine sẽ chịu một sự bất công âm ỉ nào đó về kinh tế và danh dự từ sự bỏ rơi của các cựu đồng minh để tạo ra một chu kỳ quấy rối an ninh biên giới Nga và cả khu vực Đông Âu một cách tận tâm hơn là các cuộc bầu cử và biểu tình của đất nước này từ năm 1991. Nhìn cách ứng xử tùy hứng và gồng gánh của Zelensky, tôi cảm giác mình đang thấy một Triều Tiên thứ hai ở khu vực Đông Âu toàn những nước có an sinh xã hội tốt và còn được tạo dành riêng cho Nga. Có khi Ukraine sẽ là nước Châu Âu đầu tiên tạo nên vòng lặp biến động vũ trang trong khối rõ ràng nhất và còn tạo ra mấy cái empty threat chứng tỏ một sức mạnh nào đó như thử nghiệm vũ khí hơi nguy hiểm, và có khi kết hợp cả hai vòng lặp quấy rối này cho tương lai. Empty threat có tác dụng trong giai đoạn đầu vì ai cũng tưởng là real threat cho đến khi nó được làm hoài mà không có hậu quả gì để bắt đầu nhìn ra empty threat. Nhưng empty threat đó mà được nâng tầm hậu quả như hạt nhân, chắc hẳn không chỉ khiến Nga quan ngại về việc chơi dao có ngày đứt tay của Ukraine mà còn là những người hàng xóm gần Ukraine.
Ukraine không hề giống các cuộc chiến biên giới mà Nga từng tham gia như Afganistan và Chechen. Ukraine có vị trí địa lí gần với các nước phát triển EU. EU đã chưa có nhận thức về bất ổn vũ trang thường trực sau 31 năm kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Vậy nếu tôi là thần chiến tranh và tôi muốn tạo nên nên một chu kì tương tự để được nhận hiến tế sau 31 năm đói khát, tôi sẽ chọn Ukraine là người canh giữ đền thần chiến tranh ở khu vực được coi là văn minh nhất thế giới từ năm 2022, sau khi đã náo loạn đủ trong khu vực Á-Âu (Eurasia). Xét lại thì thấy cũng ok khi Chiến Tranh Lạnh cũng kéo dài cỡ 44 năm (1947-1991). Tôi nghĩ là mình đã cố gắng tìm được một vòng lặp căng thẳng chiến tranh cho Châu Âu của thế kỷ 21, thường sẽ có chu kì 30-40 năm tích lũy thặng dư và 30-40 thu hoạch mùa vụ thế giới. Tôi không biết thu hoạch ra sao nhưng kể cả khi không thu hoạch được gì thì chiến tranh đã khiến các nước xung quanh tổn hao tài nguyên mình đã tích lũy được từ thời kì phát triển kinh tế để trở nên vulnerable trước các năng lượng mới cập bến vào thời kì hậu chiến tranh. Ai mà không hứng vòng lặp đó là ngư ông đắc lợi.
Với tôi, Lưỡng Hà của thế kỷ 21 là các khu vực Châu Âu, Á-Âu, Châu Á, Trung Đông và Ấn Độ vì chúng luôn liên kề nhau về địa lí. Với sự tích lũy về giao thương và Internet vào năm 2022 này, tất cả không tránh được các tác động của từng khu vực lên giá cả, dự đoán giá và đánh giá rủi ro. Năm 2022, Châu Âu tiếp tục chu kì, sau quãng thời gian 30 năm tích lũy thặng dư sau 1991. Trung Đông có dư âm domino Arab Spring. Châu Á chỉ mới dừng ở nội bộ vài nước như Hong Kong chẳng hạn. Tôi không muốn Châu Á lên sàn liên mâu thuẫn quốc gia trong tương lai xa sau một loạt các chiến tranh biên giới thời Chiến Tranh Lạnh nên phải giúp Châu Âu và Á-Âu. Ukraine từ cửa hợp tác kinh tế với Nga sau 1991 mà sang chống Nga là biết không có gì là không thể với công thức leo thang của chiến tranh. Châu Á đã có một số nước có tiềm năng giữ đền như vậy rồi. Chỉ có Ấn Độ may mắn có địa lí đóng để chỉ tập trung mâu thuẫn về đa tôn giáo nội bộ và may là vẫn chưa chuyển hóa sang anti-government.
Cơ bản, tôi cảm giác Ukraine là một Arab Spring dành riêng cho Châu Âu nhưng vì mức độ văn minh cao và tổ chức xã hội tốt để không loạn ngẫu hứng như Trung Đông; nên Nga, vốn đã bị tô vẽ là ông kẹ Châu Âu từ thời Chiến Tranh Lạnh, bị chọn đóng vai là agent of chaos rõ ràng. Tôi thật sự thấy mơ màng về agent of chaos của Arab Spring, kiểu như spread like wildfire cho một đám đông có độ phơi nhiễm cao với năng lượng, vì nó là một danh từ chung chỉ các chính phủ từng khu vực. Tại Ukraine năm 2022, danh từ chung sang danh từ riêng. Nga là agent of chaos mà chưa gì chính phủ Ba Lan vượt quyền Đức vì ba cái xe tăng là biết rồi nha, cũng cơ hội lắm, vùng lên làm anh cả Trung Âu trong sự tiến thoái lưỡng nan của Đức.
Kết quả của cuộc chiến này, nếu như theo nghĩa đánh thắng quân sự, có thể sẽ tạo ra một vòng lặp mới khá nguy hiểm ở khu vực Đông Âu này và các nước ở đây sẽ có thêm một chi phí mới và một bảo hiểm mới cho năng lượng từ cái vòng lặp này. Cửa nào thì Ukraine khả năng cao là người dưới cơ nhất trong thế đàm phán và nếu bị chèn ép để không còn gì để mất và xáp lá cà 100%, điều này sẽ dẫn tới một “hòa bình” thật sự nguy hiểm. Từ những viễn cảnh như vậy, các động cơ dẫn tới hòa bình này phải được đàm phán rất là kĩ và Ukraine, cụ thể là Tây Ukraine, nên được trân trọng về lợi ích lâu dài với tư cách là một nước nhỏ và rất trẻ so với Nga để ít nhất vừa lòng Ba Lan vốn ngại Nga từ chiến lược lẫn lịch sử trung cổ. Tây Ukraine là một hi vọng cho một trung gian ổn định.
Tôi lúc nào cũng dè chừng với những người như Fredo, dạng người không nhìn xa được, reckless, fragile và để tất cả những người còn lại gánh món nợ đó.
Vậy nên, để làm rõ, tôi chỉ hi vọng cái hòa bình trong năm 2023 này là một giao ước nhất định cho hai phe mà từ đầu tới giờ chưa bao giờ nói chuyện, chỉ có đánh và drama. Phải có một dấu mốc (milestone) nào đó trong diễn biến không biết đi về đâu và các nước quan sát cũng chẳng ước tính được cái gì dài hơn 1 năm cả vì biến động quá nhiều. Cái giao ước này sẽ mở đầu cho nhiều giao ước khác tốt hơn so với kịch bản giữ đền chiến tranh liên quốc gia Châu Âu và đẩy Ukraine vào thế chống chọi quyết liệt. Vẫn có vòng lặp chiến tranh và hòa bình nhưng rõ ràng vẫn khác về tự sự, như cách René Girard tin rằng câu chuyện Tân ước là một tự sự kết thúc mọi tự sự trước nó và cùng lúc mở đầu cho một tự sự mới.
Kịch bản Romeo và Juliet là khả dĩ vì từ khi thế giới triết học và thơ ca chào đời, hai phe nào cũng có ít nhất 1 cặp như vậy và chỉ là chưa được công khai và xúc tiến rầm rộ. Đàm phán với chính quyền Ukraine của Zelensky hiện tại khá dễ bể kèo vì những người tham gia quyết định tối cao ở đó rất tùy hứng và dễ bị tác động bởi bên ngoài. Tôi hi vọng các bên muốn có giao ước này có thể tìm một đại diện Ukraine khác thiện chí hơn, biết nghĩ cho tương lai hợp tác dài lâu và có sự độc lập về tư duy.
2. The Ship to Liberty
Nguồn: https://reliefweb.int/report/ukraine/ukraine-situation-flash-update-38-16-january-2023 . Lấy nguồn bên EU cho vấn đề tị nạn vì EU đang bối rối với vấn đề này.
Cuộc chiến Ukraine khi bùng nổ, hình ảnh khiến người ngoài cuộc dễ đồng cảm nhất là những người tị nạn, tị nạn ở Ba Lan và tị nạn ở Nga. Đây cũng là một cuộc chiến đặc biệt khi chương trình trao quyền công dân bởi Nga và chương trình dân tị nạn ở các nước EU được diễn ra song song. Những người Ukraine được trao quyền công dân là từ khu vực phía Đông Ukraine, còn những người đang tị nạn là ở những nước EU là từ khu vực phía Tây Ukraine. Điều này hiện rõ tình hình bất ổn của Ukraine theo khoảng cách địa lí. Gần ai thì theo người đó và Zelensky không hề là đại diện cho ý chí của cả nước Ukraine sau khi 8 năm của Chiến Tranh Donbass đã làm rã đi sự thống nhất về ý chí đó.
Các hình ảnh này ít nhiều gợi nhớ tới thời kì di dân sang Tân Thế Giới của cư dân Châu Âu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 vì sự tương đồng của một đoàn người đang khó khăn về tài chính. Nhưng có lẽ nó vẫn khác ở chỗ là những người di dân trong quá khứ thấy được một tương lai hạnh phúc hơn trên vùng đất mới, còn dân Ukraine chắc hẳn phải di cư khi bản thân còn chưa có kế hoạch dài hạn nào. Dân Ukraine giống với dân Do Thái trong Exodus hơn khi lang thang trong sa mạc nhưng cũng khác ở chỗ có nhiều hơn 1 sự lựa chọn, họ có thể trở thành dân tị nạn hoặc trở thành công dân bên phía Đông Ukraine. Tôi không rõ các nước EU có cho dân Ukraine nhập tịch như quy trình fast-track của Nga không, nhưng nhìn chung là vẫn dừng ở mức tị nạn.
Vậy để có một cái nhìn dễ hiểu với tình hình vào năm 2022-2023, tôi sẽ chọn một sự kiện có cấu trúc tương đồng khá ổn. Đó là tàu Titanic. Dân Ukraine dù Đông hay Tây và thuộc các tầng lớp khác nhau thì đều từng là một thể thống nhất của nước Ukraine.
Titanic là một biểu tượng nổi tiếng của văn minh phương Tây vào thế kỷ 20 và hậu Khai Sáng khi khoa học công nghệ phát triển vượt bậc và Thế Giới Mới đang có một sự phát triển vượt trội về kinh tế so với Thế Giới Cũ. Tàu Titanic được đóng dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Anh Thomas Andrews. Với kích thước to lớn nhất của mình vào thời điểm đầu thế kỷ đó, Titanic trở thành một biểu tượng đáng nhớ về những đợt di cư lớn từ Cựu Lực Địa sang Tân Lục Địa và đã đắm trong lộ trình từ cảng khu vực Southampton, Anh Quốc tới cảng của thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 4 năm 1912.
Số lượng người chết với Titanic (hơn 1513/2224 người) là nhỏ bé với Thế Chiến 1 và các rủi ro an sinh như bệnh tật, giao thông nội bộ, tệ nạn và vân vân đã diễn ra thường niên trong một khu vực nhất định. Nhưng điều khiến cho Titanic trở thành biểu tượng thảm họa là vì sự không dự đoán trước và một cái chết trong sự chờ đợi được cứu của những hành khách bất hạnh. Một cái chết đột ngột luôn khiến cho con người ám ảnh và nhớ tới những sợi chỉ số phận và đồng hồ đếm ngược của Father Time. Gần như “hết giờ là phải đi” là một thứ gì đó đột ngột với hành khách Titanic. Nhưng tôi có thể nói sự nhận xét này là đến từ tự sự của người chưa có những đặt cược lớn của cuộc đời và cũng như chưa có da thịt đủ nhiều với sự bất định của số phận. Ngay cả kế hoạch tỉ mỉ nhất cũng hoàn toàn dễ vỡ như một tấm gương mong manh trước sợi chỉ của số phận.
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu nguyên do cho thảm họa này và hiện tại vẫn dừng lại ở các lí do mang tính “devil in the detail” như sự chậm trễ trong việc phát hiện tảng băng và tốc độ và những cú chuyển hướng đã không thắng nổi thời gian và quy luật vật lí. Titanic cũng là một trong những bằng chứng cho thấy sự việc trông có vẻ nhỏ nhặt có thể dẫn tới những thảm họa nếu như quy mô nơi chúng xảy ra quá lớn, ví dụ như một con tàu hơn 2000 người. Đó là một sự bất khả trong việc chi trả chi phí của thảm họa khi nó xảy ra dù thảm họa này có xác suất rất thấp để xảy ra. Nếu nhắm mình có thể trả được, đáng lẽ ra tất cả con người trên Titanic phải được cứu hết .
Slippery slope có thật và không hề là trò đùa với những con người mang trách nhiệm ngàn cây treo sợi tóc. Điều này cũng cho thấy sẽ luôn có một sự chênh lệch về thái độ sống còn và detail giữa người dân, vốn luôn ở dưới để không thấy cục diện và nhà cầm quyền, vốn luôn thấy mọi thứ có thể sụp đổ trong bộ máy vận hành. Vậy nên, tôi hi vọng là Titanic nên là một sự kiện để cho người ở dưới hiểu được sự cặn kẽ của người ở trên và có một số quyền năng để đi kì kèo không bảy phần thì ít nhất là ba phần và thậm chí cũng sẵn sàng chia năm xẻ bảy một đơn vị với số phận để tạo nên định mệnh của riêng mình.
Tạm gác những thảm họa này, Titanic cũng là một biểu tượng nhất định về sự bình đẳng của con người. Giàu hay nghèo, trí thức hay bình dân và tự do hay phụ thuộc, đàn ông hay đàn bà, người lớn hay trẻ con, thì ngay giây phút đó; tất cả đều rút gọn giá trị của bản thân thành 2 lựa chọn là sống và chết. Độ nổi tiếng của Titanic khiến nó trở thành một sự kiện được nghiên cứu khá kĩ bởi các nhà thống kê số lượng người sống và chết sau tai nạn đó. Kết luận rút ra là “women and children first” thật sự xảy ra nếu tính về cơ cấu % của từng nhóm phụ nữ và trẻ em được cứu và chỉ khác nhau về First, Second và Third Class.
Tôi mà dừng mô tả ở đây là chắc tôi bị tế lên giàn hỏa thiêu nên tôi phải kể tiếp câu chuyện cho nó đầy đủ. Phân biệt về giai cấp về mạng người có tồn tại trong việc chọn người được cứu nhưng hoàn toàn không mạnh bằng phân biệt giới tính và người lớn-trẻ em. Đàn ông First Class thật sự hẻo so với phụ nữ và trẻ em bất kể giai cấp trong Titanic và đàn ông thuộc giai cấp thấp hơn chỉ ngày càng hẻo hơn sau đàn ông First Class. Con số 60% (1352/2224) ra đi là toàn đàn ông có thể được dự đoán từ việc 76% tổng người trên tàu là đàn ông (1690/2224). Nhưng con số 67% tổng đàn ông First Class đã chết cho thấy họ dũng cảm dù họ không có trách nhiệm chuyên nghiệp. Còn 885 thủy thủ đoàn nam chết là một trách nhiệm về nghề nghiệp của mình.
Ở một khía cạnh khác ngoài vùng thông tin của thống kê, điều này nên là một sự thật được nhìn nhận cho một nỗ lực cứu rỗi của đức tin Kitô giáo ngay cả trong thảm họa nổi tiếng này. Điều kì diệu của tôn giáo này ban tặng cho các hành khách Titanic đó là đàn ông sẽ có một sự trừng phạt nặng nề về tính chính danh bởi xã hội nếu như không tự nguyện hi sinh. Nghe rất tàn nhẫn nhưng xã hội phụ hệ Kitô giáo được tôn trọng bởi vì những luật như vậy. Cái chết của những người đàn ông này là đau thương nhưng bù lại, họ xứng đáng được hậu thế ghi nhận là những người đã giữ trách nhiệm của mình ngay ở giây phút đáng sợ nhất của cuộc đời.
Nguồn: Titanic Disaster: Official Casualty Figures. https://www.anesi.com/titanic.htm
Nguồn: Demographics of the Titanic Passengers: Deaths, Survivals, Nationality, and Lifeboat Occupancy - John R. Henderson, 2023. http://www.icyousee.org/titanic.html
Đối chiếu sang tình hình tị nạn của người Ukraine, con tàu đang chìm nghỉm đó rất dễ là khu vực nước Ukraine đang đầy bom đạn đang chỉ còn những người đàn ông Ukraine có trách nhiệm đi lính; còn phụ nữ, trẻ em và những người già khác đang tị nạn ở các nước láng giềng. Tôi không có ý kiến gì về trách nhiệm đi lính đó vì họ đang làm đúng với sự chuyên nghiệp của mình và tôi sẽ không còn tôn trọng họ nếu như họ đổi phe sang Nga, kể cả tôi đã không chọn ủng hộ phe Ukraine. Nhưng vì bản thân tôi đang có một linh cảm không tốt cho phe Ukraine trong tương lai, trừ khi chính quyền Ukraine có thay đổi về lãnh đạo và có một sự thiện chí với Nga, nên tôi cũng muốn cho họ thấy các viễn cảnh để chuẩn bị tinh thần khi nó xảy ra và để càng vớt vát được bao nhiêu được thì càng tốt, tôi vẫn tin vào “see and unsee”. Tất nhiên, đó cũng chỉ là dự đoán của cá nhân tôi và những người khác hoàn toàn có thể có những kịch bản tương lai khác.
Tôi vẫn tin về khả năng mà trong đó chuyện nói ra những thứ sắp xảy ra sẽ góp phần tạo nên một định mệnh khác. Nếu đó là mạng người, thì ngay cả mất 100 người vẫn khác với mất 101 người, vì mạng người là một thứ bình đẳng và cao quý nhất. Chiến tranh Ukraine như bao chiến tranh khác đã diễn ra trong lịch sử, nó ít nhất phải cướp đi 1 người cha trong mọi gia đình. Cướp từ dân Ukraine cho đến dân Nga. Nhiêu đó là đủ để tôi phải nói ra suy nghĩ này của mình.
Còn những người đi tị nạn, họ may mắn hơn với tất cả vì họ có đã được cứu khỏi cái tàu Titanic đó để bắt đầu một hành trình lang thang ở các ngôi nhà khác. Tôi hi vọng các vị chủ nhà đối đãi họ tốt. Dân Ukraine có một mức độ văn minh nhất định từ một xã hội có giáo dục bắt buộc diện rộng để có thể hợp tác. Vì tôi biết Nga đang có chương trình trao quyền công dân, tôi hi vọng sự đối đãi này sẽ giúp cho những người Ukraine có ý định chọn hoặc đã chọn khu vực phía Đông có thể bắt đầu một cuộc sống mới thiếu vắng đàn ông trong gia đình.
3. The New Romeo & Juliet
Titanic không chỉ có những kí ức tiêu cực. Nó từng có những kí ức rất đẹp với tư cách là một con tàu hướng tới vùng đất mới và mang hi vọng của nghìn con người về Tân Thế Giới. Dù các hành khách chưa kịp nhìn bức tượng Nữ Thần Tự Do, nhưng tôi thấy điều khiến cho bức tượng đó đẹp vẫn là năng lượng của các hành khách trong các khoảng khắc trước khi nhìn thấy nó. Titanic cũng chỉ là một trong những con tàu trong tuyến đường từ Châu Âu đến Hoa Kỳ nên kiểu gì cũng có 1 con tàu có First Class, Second Class và Third Class cập bến New York thành công. Phim “Titanic” 1997 thành công quá nên cái dư ảnh nổi bật nhất của bối cảnh của một con tàu lớn ra khơi vào thế kỷ 21 là chuyện tình của hai người. Tôi chưa bao giờ thấy chuyện tình lãng mạn trên máy bay và trên tàu lửa vì tàu thủy có lẽ là một phương tiện giao thông gần gũi với thiên nhiên nhất.
Cái chết của Romeo và Juliet nên là một bản giao ước hòa bình rất nổi tiếng thay vì là một câu chuyện tình. Cuộc hôn nhân của hai người sẽ không được diễn ra và chứng giám bởi Chúa, nếu cha Friar Lawrence và bà vú nuôi của Juliet không hỗ trợ. Nhưng tôi không thích lấy Romeo và Juliet và cả Pyramus và Thisbe làm đại diện cho một giao ước thành công vì đơn giản cuộc hôn nhân đó lén lút và sau cùng, cả hai đều chết. Vậy nên, tôi đang có ý định tìm một đôi khác trong cái cổ mẫu tình yêu nổi tiếng của nhân loại.
Vì suy nghĩ về đôi này hơi nhiều nên một hồi ức trong quá khứ của tôi tự nhiên trở lại. Hồi tôi còn là nhi đồng thối tai, cha mẹ tôi có mua về 2-3 bức tranh tranh in trên vải theo trường phái cổ điển. Bức “The Storm” là bức đẹp nhất mà tôi nhớ tới và thật sự đây là bức tranh được in ấn rất phổ biến ở Việt Nam. Tinh thần của “The Storm” khá giống với câu chuyện tình yêu của Hy Lạp giữa Daphnis và Chloe vì không gian rừng rú và kết thúc có hậu. Đôi này trông có vẻ hoang dại hơn đôi Romeo và Juliet có xuất thân quý tộc vì họ là trẻ mồ côi và sống trong tự nhiên. Người nam được nuôi bởi người chăn dê và người nữ được nuôi bởi người chăn cừu và villain ngăn cản đôi này là những người chăn bò. Sau bao biến cố, họ đến với nhau trong bằng một đám cưới và một cuộc hôn nhân.
Dù câu chuyện này được viết trong thời kì tiền Kitô nhưng chắc hẳn một số ông cụ thời Lãng Mạn của thế kỷ 19 đã có ý tưởng táo bạo hơn cho nó.
Daphnis và Chloe ở dạng biểu tượng động vật sẽ là con dê và con cừu. Những biểu tượng này ở trong khuôn khổ Kitô giáo thì sẽ liên tưởng ngay sang quỷ và Chúa. Những biểu tượng con dê và con cừu vốn đã xuất hiện ở thời kì Hy Lạp Cổ Đại như dê hay ví với thần Pan và hội Dionysus và cừu hay được ví với bộ lông cừu vàng của anh hùng Jason nên Daphnis & Chloe cũng là một trong những liên kết giữa Greco-Roman và Judeo-Christian.
Thằng Jack dạy hư con Rose quá.
Nói chung, mấy cụ này cũng có khiếu hài hước khi cho Jesus thành nữ và có mối tình sâu đậm với John The Baptist để ít nhất thiên hạ và mấy con Hollyweed bớt đồn Jesus có con với Mary Magdalene. Tôi chỉ có một vấn đề duy nhất cho chuyện này là tại sao Jesus luôn trong vai thụ nếu so với John The Baptist? Chúa là đấng toàn năng, đấng toàn tri, giang tay bảo vệ nhân loại mà lại phải đóng cái vai đó khi đi chung với mấy đứa con của Mẹ ư? Thôi kệ, để cho mấy đứa tứ chi phát triển, ma lanh và đầy mùi tiền làm hộ hết mấy việc unholy.
Câu chuyện tình yêu được biến tấu này cũng mở ra một chương khá hứa hẹn cho Kitô giáo với một thế giới biến đổi khá nhiều. Hôn nhân giữa Adam và Eve được tái sinh trong thế kỷ 19 song song với các cuộc cách mạng về công nghiệp và khoa học theo một cách không ngờ. Son of The Logos is Passion and Daughter of The Logos is Wisdom. Nhân loại đang chờ mong những câu chuyện mới về Chúa sau Jesus và John The Baptist.
Sau khi Jesus được rửa tội bởi John The Baptist và có được những tín đồ đầu tiên, Chúa tham dự một đám cưới ở khu vực tên Cana ở núi Galilee. Ngay sau khi khó chịu trước sự hối giục của bà mẹ Maria (tôi cũng thấy bình thường về chi tiết này mà chả hiểu sao mấy ông thần học thế kỷ 21 diễn giải gì ghê gớm lắm và dám cả gan gọi Maria đang học tập với tư cách là tín đồ của Jesus, tôi phải nói là Jesus được quyền drama với Immaculate Mother trong một giây phút ít ỏi của Kinh Thánh), Jesus kêu những người hầu của bữa tiệc đổ đầy nước vào những chiếc bình được dùng để chứa nước cho các nghi lễ tôn giáo của dân Do Thái. Người hầu khó hiểu nhưng vẫn làm và Jesus đã làm nên The First Miracle là biến nước thành rượu, tiếp thêm năng lượng cho cuộc vui của chủ nhà và các quan khách.
Jesus said to her, “Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come.”
John 2:4
Rượu và tiệc tùng là những thứ gắn liền với Bacchus nhưng trong câu chuyện Kinh Thánh, nó lại là một năng lượng cho đám cưới. Dù các tính chất Bacchus là hoang lạc và khoái lạc nhưng luôn có sự gắn kết cộng đồng và căn cước nhóm. Việc Jesus dùng cái bình chứa nước cho các nghi lễ tẩy rửa để chứa rượu của mình mang ý nghĩa rửa tội cho đám cưới, rửa tội cho The Beginning của một thứ đẹp đẽ đã chào đời và chia sẻ niềm vui đó của mình với tất cả những con người trong bữa tiệc đó. Bản thân, Hestia cũng gắn liền với tiệc tùng, cụ thể tiệc tùng trong không gian của một ngôi nhà; vì ngọn lửa của bà là cái bếp và nhà bếp tạo nên thức ăn dành cho the immortal. Chừng nào Bacchus còn nằm trong bếp của Hestia thì hẳn sẽ có những câu chuyện Tân Ước. Và dĩ nhiên, you are what you eat, both literally and metaphorically.
Nhưng mấy ông cụ Tân Ước và ông già thế kỷ 19 này chỉ viết được cho cái đám cưới giữa Adam và Eve thôi. Chứ Chúa chạy project dài hơi hơn nhiều. Chúa chạy đến tận thế kỷ 21, cái thời mà ngay cả khi hai bên kết hôn và có con cái đề huề mà vẫn li hôn vào phút cuối như thường.
Kinh Cựu Ước có Book of Hosea, một câu chuyện ngang trái giữa đôi vợ chồng Hosea và Gomer. Hosea bị Chúa bắt lấy một người phụ nữ không biết giữ tiết hạnh là Gomer và không được phép li hôn bà ấy bất kể bao lần bà phản bội Hosea. Câu chuyện này khá kì cục trong ngữ cảnh thông thường của hôn nhân nhưng nó là một hoán dụ cho sự toàn thiện của Chúa cho dân Israel bất kể dân Israel đã phản bội Chúa bao lần từ việc thờ ngẫu tượng, thờ thần mẫu hệ và phồn thực như Baal và Asherah và vi phạm bao điều Chúa răn. Việc dùng hôn nhân giữa các cá nhân với nhau để khiến cho Giao Ước giữa Chúa và người comprehensible với số đông. Người viết ra Book of Hosea phần nào phản ánh cuộc nội chiến giữa của dân Do Thái hay giữa hai khu vực Israel và Judah, mà về sau vẫn tái sinh ở Tân Ước. Chúa phải gửi Đứa Con Trai của mình hiến cho nhân loại để giải được sự phản bội thường trực của con người với Chúa.
Chúa luôn là một thực thể đại diện cho sự thống nhất. Chúa vẫn sẽ như vậy mãi vì Chúa Thánh Thần đã luôn ở đó, ngay từ lúc Cha tạo vạn vật. Chúa đóng vai trò là một ngọn lửa vĩnh cửu không thể bị dập tắt và tồn tại độc lập như một thứ năng lượng độc nhất khởi sinh vạn vật từ Văn Minh. Vậy nên, tôi hi vọng rằng những người ở giữa và những người trung gian sẽ nuôi được một nhu cầu về đoàn tụ trong suốt thời gian Chiến tranh Ukraine diễn ra. Nếu như các mâu thuẫn nhỏ đã dẫn tới các cuộc chiến này thì tôi tin ở chiều ngược lại, tình yêu với những kí ức đẹp giữa Nga và Ukraine sẽ được nuôi dưỡng. Tôi vẫn muốn có một sự tích lũy về ngọn lửa của The Holy Spirit, đến từ chính từ những cá nhân và con người sống ở vùng đất Ukraine đó. Ngôi nhà là phải sinh từ con người, nên nhiều lúc tôi phải nói một cách rất cheesy rằng người làm nên nhà và hòa bình thật sự cho Ukraine là nằm trong tay những ý chí vi mô đó.
Một mình Jesus mà khiến cho vạn người Jerusalem khóc; các tín đồ của Chúa, từ các tín đồ có kí ức về da thịt với Chúa cho đến các công dân La Mã có tiền tài âm thầm hỗ trợ tài chính và quan hệ sau này; sẵn sàng chết và hiến tài sản vì Chúa; rồi tôn giáo này vụt lên trở thành một tôn giáo chính thức của Đế Chế La Mã sau hơn 300 năm đấu tranh. Tôi nghĩ là với mạng lưới Internet của thế kỷ 21 này, ngọn lửa này chắc chắn phải được rút ngắn lại, có thể chỉ còn là một đời người 60 năm, hoặc có thể ngắn hơn tùy vào ý chí của các cá nhân và 2 tỷ tín đồ tin vào Chúa Kitô rải rác khắp các châu lục.
Lúc Ukraine nổ ra, tôi thất vọng trước sự chia rẽ của nhà thờ Đông La Mã, giữa nhà thờ Moscow và nhà thờ Constantinople. Nhà thờ Đông La Mã từ xưa tới nay có nền tảng yếu về sự tập trung quyền lực. Mỗi lần các nhánh có mâu thuẫn với nhau là sẽ chọn schism, chia hai cho nước sông khỏi phạm nước giếng. Trong khi Công Giáo La Mã ở bán đảo Ý đã luôn có lịch sử cổ đại về đấu tố dị giáo và làm lớn chuyện khi thấy có có một nhánh chia rẽ. Các báo chí theo dõi về The Holy See đều cho thấy dự định chuẩn bị của các vị conservative ở Vatican cho một vị Giáo Hoàng mới, sau khi Francis đã làm quá nhiều apology tour làm giảm sự uy nghiêm của Vatican với thế giới. Theo như Moscow Times, Vatican có gửi thư xác nhận xin lỗi Nga vì các phát ngôn của Francis. Đó cũng dấu hiệu cho thấy sự chuyển đổi ý chí của Vatican. Hiện tại, rất nhiều báo về Vatican đều viết về các ứng cử viên của vị trí Giáo Hoàng mới và đã ngầm giả định rằng Francis sẽ từ chức vào năm 2023.
Nguồn:
https://www.theguardian.com/world/2018/oct/15/russian-orthodox-church-cuts-ties-with-constantinople
Tôi vẫn tin Vatican là hearth của bán đảo Ý nên dù chính phủ Ý nhảy đầm 1-2 step với quá nhiều người, chị gái người Ý mới lên cũng phải lảng tránh chủ động nói về Nga và các câu hỏi trực diện về vấn đề Nga bởi báo chí và tập trung vào các ngoại giao về vấn đề năng lượng; nhưng tôi có thể thấy ý chí của tổ hợp conservative ở Ý sẽ được thể hiện thông qua vị thủ tướng có thời gian tại vị lâu nhất nước Ý là Silvio Berlusconi 86 tuổi kiêm tỷ phú USD. Tôi không rõ lí do Berlusconi hậu thuẫn cho Meloni, nhưng tôi tin mắt nhìn người của ông cho vấn đề đường dài của Ý trong tình hình rất nhạy cảm này. Mặc kệ báo chí phương Tây viết gì về mâu thuẫn của giữa Berlusconi và Meloni, trực giác của tôi về The Holy Trinity cho rằng hai người này là duality.
Cụ ông Berlusconi cũng đã 86 tuổi, quá tuổi nghỉ hưu, nên cũng phải bắt đầu hơi chán chính trường kiểu mẫu và dần chuyển con đường sự nghiệp sang Tiktok. Vị này làm tôi nhớ tới cụ Trump 76 tuổi nhưng có gu ăn mặc hơn, quậy hơn và cùng lúc hơi tréo ngoe là sùng đạo hơn vì gần với Vatican nhất. Ông ấy sùng đạo theo nghĩa yêu Chúa vì tôi biết cụ ông này rất ma quái như Hermes-Mercury vậy, rất hợp làm với truyền thông và hài hước hơn hội bên Mỹ nhiều.
Nguồn:
Từ những thông tin này, tôi rất trông chờ vào sự bảo tồn 19 thế kỷ của La Mã từ trước Công Nguyên bởi bán đảo Ý. Đường nào cũng về La Mã. Ít nhất, Vatican sẽ có một vị Giáo Hoàng mới, trọng về truyền thống và có đủ tư cách tham dự một tiệc cưới nào đó của cả Châu Âu và Á-Âu để rửa tội cho một Sự Khởi Đầu mới giữa hai khu vực này ngay trong năm 2023.
VIII. All Saints’ Day
Các mô tả Kinh Thánh đều có ý tả Chúa là one-man army, một mình mà dựng lên những điều không tưởng và từ hư vô. Tôi rất tin Chúa là một cảm hứng cho polymath từ thời Phục Hưng Ý vì sự toàn tri và toàn năng. Cái làm nên giá trị polymath và tách polymath khỏi jack of all trades đó là khả năng kết nối các điểm khác nhau và tổng hợp nên một công thức có thể được áp dụng ở nhiều khía cạnh. Polymath, giống như Chúa, có khả năng sáng tạo khi chơi sandbox, đi khai sáng con người và gần như có thể nhảy vào các cuộc tranh luận như một dạng toàn hiện.
Nhu cầu cho polymath ngày càng giảm vì sự chuyên môn hóa và tham gia của một lực lượng trí thức lớn bởi giáo dục diện rộng. Vào thời mà giáo dục diện rộng chưa phổ biến, các trí thức thuộc số ít xã hội đều phải tự huấn luyện mình là polymath để có thể tồn tại được trước các biến động xã hội. Vai trò của sự chuyên môn hóa là đã giúp tạo nên các insights cụ thể nhưng đến một lúc nào đó, sự chuyên môn hóa hơi khiến con người mất đi tầm nhìn rộng và tầm nhìn từ trên cao nhìn xuống. Họ outsource công việc tổng hợp đó cho AI.
AI rất tốt và có thể giúp tôi định lượng, vẽ mấy cái chart rất đẹp và tiết kiệm nhiều thời gian và tôi hi vọng mình có 1 con AI như vậy, chứ tôi cũng bị overload cho mấy công việc thủ công. Nhưng nó không có các giác quan và hệ thần kinh phơi nhiễm thường trực của con người để có những entry data raw nhất có thể từ những nguồn mà con người chưa biết từ đâu. Tôi chắc chắn là The Holy Spirit nhập vô người sống, cụ thể là người tốt nhất trong cả đám người, và luôn từ chối một con AI vô tri vô giác và không có lịch sử tương tác tôn giáo từ thời trước Công Nguyên. Nếu như để chọn các phương án thay thế nhân sự khi AI tới, tôi nghĩ người hiện đại phải bắt đầu tập suy nghĩ từ trực giác độc lập của mình, thì may ra họ mới có thể chứng tỏ sự có ích của mình hơn AI. Những người có khả năng tổng hợp sẽ đóng vai trò tiếp nhận những thông tin insights đó và vẽ lên những bức tranh mới và tạo nên một thị trường đối chọi lại với AI và thỏa nhu cầu cho những khách hàng có một số hoài nghi với người đẩy entry data với AI và sự hoàn hảo đến mức hơi lạ so với bản chất biến động của thế giới.
Một cách hơi tréo ngoe, tôi thấy AI nâng giá trị của những người có khả năng psychic và đẩy sự chú ý của xã hội trở lại với lĩnh vực thuộc dạng bí ẩn nhất và bị hiểu lầm nhất của nhân loại từ xưa tới nay, tôn giáo. Vậy nên, các bác psychic mà tôi chưa có dịp diện kiến thật sự phải bắt đầu học thêm một số kĩ năng thế giới hiện đại để viết báo cáo và giải trình dự đoán của mình. Tôi chưa nhạy bằng nên vẫn phải dùng logic để luận ra. Mấy bác có kĩ năng mà AI không có là kiêm luôn vị trí người đàm phán vì sự nhạy cảm của mấy bác là real-time và hơn về độ timing cho những insights được sản xuất ra. Những người nặng về trực giác quá có một số khó khăn trong việc thuyết phục logic vì tôi biết họ có một sự không tin tưởng với những người xung quanh và thấy rõ tâm địa người khác để không muốn chơi dao có ngày đứt tay.
Mấy bác nên ra mặt để tôi còn có chút động lực xác nhận được một số thứ kì lạ tôi thấy và quan trọng, tôi có thể chứng minh logic và có bằng chứng cho việc Chúa tồn tại. Sự tồn tại của Chúa là một câu hỏi lớn nhất của nhân loại và văn minh phương Tây, hơn rất rất nhiều các phát minh khoa học. Bởi vì một khi biết Chúa tồn tại rõ ràng, tôi chắc chắn con người sẽ cư xử đúng mực hơn, biết ơn những gì mình đang có, đoàn kết với nhau hơn và quan trọng, biết những món nợ và những đồng thuế, mà mình không trả được lúc mình còn sống, sẽ phải được trả trong afterlife và kiếp sau.
Tôi thấy chỉ có Chúa mới phù hợp với định nghĩa của polymath, The Original Polymath. Đó là sự toàn tri, toàn năng và một năng lượng vĩnh cửu của sáng tạo. Tôi có thể chỉ là người may mắn được trao một số liên kết với năng lượng đó và dĩ nhiên, phải tuân theo các quy tắc của đạo đức thường trực để bảo tồn được cái quyền truy cập vào Nguồn đó. Tôi biết rất rõ một khi tôi tự dựng lên một cái gương cho mình, tôi sẽ mất liên kết với sự thần thánh đó. Chúa là toàn thiện nên rất khắc khe với chuyện sử dụng năng lực. Tôi phải viết ra điều này ở đây để về sau này nếu tôi có biến chất, tôi sẽ nhớ tới những lời thề và giao ước của mình với Chúa lúc mình còn rất trẻ.
Bên cạnh các đặc tính như toàn năng, toàn tri, toàn thiện và toàn hiện; tôi nghĩ Chúa sẽ được hiểu kĩ càng hơn khi được đặt cạnh hỗn độn và dĩ nhiên là Mẹ thủy tổ. Các thế kỷ Khai Sáng và thế kỷ 21 này sinh ra những chất vấn cho Chúa là vì con người đã được bảo bọc trong cái văn minh một thời gian dài để bắt đầu không có kí ức về Người Sáng Tạo nên sự an toàn đó. Vì vậy, một khi hỗn độn tới, con người bơ vơ, khủng hoảng và mong manh như một tấm gương.
Đến đây thì tôi giới thiệu một người bạn vô hình và luôn đằng sau sự sáng tạo của tôi. Tôi hi vọng người đó là một messenger của Chúa nhưng tôi thấy hơi rợn rợn. Tôi thật sự không bao giờ nhận biết được sự tồn tại của người này nhưng các vị Ấn Độ lúc đọc chỉ tay tôi có nói tôi có “loss of siblings…misscarriages/abortions to mother”. Palmistry có thể chính xác khi đọc quá khứ vì vết ở tay là một cái gì đó kiểu như Mark of Cain được thấy bằng mắt rõ ràng và có thể được sờ tay vào để cảm nhận, trong khi đọc hiện tại và tương lai khá shit và thiếu insights so với các dạng bói toán có tính real-time, sự chuyển động và vòng lặp ngắn để reset việc đọc.
Họ đọc việc đó dựa trên đường life line của tôi. Tôi hỏi mẹ và bà có xác nhận chuyện này, bà ấy bị hư thai cỡ 2,3 lần. Tôi nghĩ không ít người có sự mất mát này vì chuyện hư thai ở phụ nữ là một điều khá phổ biến ở thế hệ của tôi. Nhưng quan trọng, tôi hơi sợ là mình bị ám bởi một trong những người này hoặc một đơn vị tập thể vì cái chết của người hoặc tập thể đó đã để lại một cái mark ở tay tôi. Tôi nghĩ mình đã phải làm cái gì đó để những người này chọn tôi, không biết là hại họ hay giúp họ. Nhưng cơ bản, mọi quyết định như cây kiếm hai lưỡi, cụ thể là luôn luôn có hậu quả để lại bất kể tốt xấu. Nghe cứ như Harry Bọt Bèo và trường sinh linh giá thứ 7.
Tin hay không là tùy vào cá nhân tôi vì bản thân tôi còn chưa cảm được những người này bằng sự nhạy cảm của mình và tôi cũng không cần người khác phải tin những gì tôi đang nói. Nhưng dù sao, việc biết được thứ này cũng khiến tôi khiêm tốn hơn và hạn chế cái kiểu “See! I told you” khi nói về cái chết của những người khác, nhất là trong sự kiện Ukraine năm 2022. Tôi không hiểu được sự hứng khởi của một số người trong việc tiên đoán cái chết của người khác, tự hão huyền như “ta đây nắm càn khôn, không nghe là ngu xuẩn”. Tôi nghĩ đấng tối cao sẽ xem xét lại chuyện thu lại quyền truy cập của mấy người này để xem là có tự nói được những thứ đó mà không có hậu thuẫn và chống lưng hay không.
Nhiều lúc tôi tự đùa với bản thân là vị này chính là genius của tôi hay vị thần bảo hộ của tôi. Có cái chết bên cạnh mách bảo là một quyền năng hơi đáng sợ với nhiều người. Con người có thể lăng mạ Chúa như các trí thức Khai Sáng và hiện đại đã làm, nhưng tôi chắc chắn tất cả họ sẽ sợ cái người tên là Saturn và còn mang một cái tên khác là Father Time. Tôi mà ghét ai là cứ bảo Saturn xử thôi.
Ngay ở giai đoạn cuối đời mình trên thập tự giá, một mình Jesus đã rửa tội cho hàng vạn con người có mặt tại Jerusalem, xóa đi món nợ mà nhân loại đã tưởng không bao giờ trả được. Nếu như Cái Chết thật sự luôn đi đôi với Chúa, Sự Sống thì câu chuyện Jesus phục sinh là một Triumph/Victory over Death. Chỉ có Chúa mới thắng Cái Chết được vì Chúa Cha quản vòng lặp sinh tử. Chúa Cha giúp Jesus nên đồng nghĩa với việc Hòa Bình đã thắng Chiến Tranh. Trong thế kỷ 21 này, nếu như theo logic Tân Ước, Chúa Cha và Chúa Con phải giúp Chúa Thánh Thần, thì hẳn sẽ là lần đầu tiên The Holy Trinity được tái sinh theo cách toàn diện mà ở đó Sự Sống, Hòa Bình và Văn Minh thắng Cái Chết, Chiến Tranh và Man Di. Cả bả Vị villain này không thể tiêu tan đi mà phải là năng lượng phục vụ cho những sáng tạo của Chúa. Tôi vẫn thích ăn đồ erotic như đồ sống nên bảo tôi không thích Bacchus là rất sai và tôi vẫn thấy Chiến Tranh là một gia vị cho drama, yên bình là rất chán.
Câu chuyện “Jesus feeds 5000” là Miracle duy nhất được cả 4 nguồn Tân Ước ghi chép lại và đối chiếu nên tôi có một niềm tin cho sự tái sinh của việc nay trong một Tân Ước của thế kỷ 21. Ở một không gian mở hơn như tại bờ biển, sa mạc hay vùng đất trống ở ngoài trời tùy vào 4 nguồn Tân Ước là Matthew, Mark, Luke và John; Jesus đã cho là một Miracle khác để tiếp sức cho đoàn người tò mò đi theo Chúa sau khi chứng kiến các Miracle trước đó. Theo John 6, vì ngày Passover đang kề cạnh, Jesus từ hư vô mà nhân bản những mẩu bánh mì và cá đủ để cho 5000 con người đi theo mình ăn. Dù biết rất hão huyền, nhưng tôi có hi vọng cho một miracle như vậy với những người gặp khó khăn trong cuộc chiến năm 2022.
Nguồn: Miracles of Jesus: From Healing the Sick to Turning Water Into Wine - Mary Fairchild, 2022. https://www.learnreligions.com/miracles-of-jesus-700158
Chúa có nhiều Thánh đi theo. Công Giáo La Mã có dành các ngày trong năm để tưởng nhớ các vị Thánh đã hi sinh vì Chúa từ lúc Kitô giáo cũng chỉ là một cộng đồng nhỏ đầu Công Nguyên. Nhưng vì chắc chắn số lượng các Thánh tử vì đạo hơn 365 người, gồm những người phong tước Thánh và đang chờ phong nên Công Giáo La Mã đã dành một ngày rất là 11:11 là ngày 01 tháng 11 hằng năm. Ngày đó sau ngày 30 tháng 10 thuộc Halloween, nhưng dành cho các tôn giáo và tín ngưỡng pagan đã chịu dưới sự cai quản của Kitô giáo, tùy theo địa phương và hay được biết với cái tên Devil's Night. Nó cũng sau ngày 31 tháng 10, thuộc Hallow's Eve hay tiệc dành cho các vị Thánh và tín đồ Kitô có công với Chúa tụ họp lại với nhau. Ngày 01 tháng 11 là một bữa tiệc đợt 2 để đảm bảo các ôm trọn các known và unkwown Saints đã trễ bữa tiệc 31 tháng 10 có dịp quây quần với Chúa. Sau khi 01 tháng 11 qua, ngày 02 tháng 11 là tiệc dành cho thế giới con người, cụ thể các linh hồn của con người.
Vậy nên, nhiều lúc đám tang khóc huhu nhưng tự nhiên sau một vài phút mặc niệm, chỉ còn thấy party all nights, nhạc, người nhảy, trang phục sặc sỡ. Đó là mấy người ham vui. Còn với những người còn giữ truyền thống, ít nhất năm đầu sau cái chết, họ sẽ khóc huhu nhưng năm thứ 2 sau cái chết là thấy muốn party. Người sống vẫn phải đương đầu với những áp lực khác sau cái chết của người thân.
Ở khía cạnh metaphysical, việc gần gũi với cái chết là một động lực cho sáng tạo. Cái chết sẽ luôn luôn là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất, còn hơn cả sự sống, trong nghệ thuật, khoa học, tôn giáo, triết học và hàng vạn thứ khác. Tôi là một người hay dễ bị stress vì sự nhạy cảm nên nhiều lúc hay xem những phim phóng sự hoặc phim có giả tưởng có quang cảnh nghĩa trang được trang trí theo phong cách Gothic, có cỏ cây và các nấm mộ, có băng ghế ngồi, có đài phun nước làm cực kì đẹp như một thế giới khác hẳn.
Tôi luôn thích khái niệm chết của tôn giáo Abrahamic. Chết là hết, chết là về với Chúa, không có khóc than bù lu bù loa và rên rỉ như những cơn giãy chết để làm mất đi sự uy nghiêm của đám tang. Các tôn giáo Abrahamic luôn được biết về sự phô trương về nghệ thuật trang trí nhà nguyện, nơi bao nhiêu đá quý và vàng bạc được dát đầy trong đó đến độ chói cả mắt để tạo nên cảm giác thần thánh cho tất cả những người ghé thăm. Chỉ là họ sẽ không có thái độ như vậy với cái chết và rất giản tiện về trang trí hình thức cho các nghi lễ của tang lễ. Một cái cảm giác sạch sẽ và tẩy rửa vẫn còn được lưu giữ từ sự phô trương cho tới lời tạm biệt. Hẳn là những người có liên kết với The Divine có thể tái hiện lại không gian sạch sẽ và thiêng liêng đó. Vì tôi gần với Kitô giáo, nên mới thích nghĩa trang và nhà xác theo phong cách Gothic, có nhà ở gần đó hoặc làm theo kiểu công viên và hòa mình với thiên nhiên. Nhiều lúc ở với người chết mang lại cảm giác yên bình hơn cả người sống suốt ngày drama.
https://www.findagrave.com/
Trong lúc tôi nghiên cứu về thời gian và lịch, tôi vô tình phát hiện ra một nguồn khá hay:
Gốc của trang web này dẫn tới một phát hiện của tôi về một secret society âm thầm giúp cho những nhà nghiên cứu về gia phả học ở phương Tây. Người tạo nên cái trang One-step page đó chính là người chỉ đạo project tạo nên con chip Intel 8086 làm nên cuộc cách mạng về máy tính và cái gốc cho cái máy tính tôi đang viết bài này. Trang web đó mang ý nghĩa như cái tên “One-step”, đóng vai trò là cái con AI chuyên cất giữ thông tin và xử lí các phương tiện tìm kiếm. Ông ấy còn có khiếu hài hước và trí tưởng tượng khá phong phú về sáng tác Adam và Eve để tạo sự phong phú cho các diễn giải của mình về lịch Do Thái. Ông ấy là người gốc Do Thái nên tôi phải nói cộng đồng Do Thái là nơi tôi tìm được các vị grandpa phụng sự Chúa một cách âm thầm dù cuộc đời đã bạc đãi họ. Dân Do Thái bảo thủ luôn có đặc tính underground giống thần chết vậy đó, ghê lắm, sợ lắm. Tôi cũng underground mà mỗi tội không có chút DNA nào từ Do Thái hết, ở tuốt bên Đông Lào, còn dramatic, rồi thích nói xấu Chúa nữa. Một điều chắc chắn là tôi phạm gần như tất cả 10 Điều Răn.
Tôi không tin vào tự sự Cronus mà không ít nhà thần học và huyền học đã tin về mối liên hệ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo. Nó chỉ là một chút drama cho lịch sử cũng hơi mùi thuốc súng của bộ đôi Judeo-Christian mà tôi chưa tiện nói ra ở đây. Nhưng dù sao lịch sử mấy trăm trang còn không bằng một tự sự nhỏ mà tôi mới nghĩ ra trong nhận thức người hiện đại và cả tình hình hiện tại có khởi sắc của bộ đôi này. Hi vọng là cụ Saturn thương tôi. Cụ phải ủng hộ tôi.
Cụ ông này có nói một con số may mắn của người Do Thái trong bài viết về bộ lịch. Đó là số 18, vì từ “חַי” (đọc mang nghĩa sự sống là được ghép từ 2 chữ. “י” là số 10 mang nghĩa The One hoặc chính God và “ ח” là số 8 mang nghĩa sự sống. 18 có nghĩa là sự sống đến từ Chúa. Tôi theo The Holy Trinity nên tôi sẽ bổ sung nghĩa cho cho cái số 1 đó vì ngày tháng năm sinh của tôi cũng có một chút ma thuật. Nếu tất cả 8 chữ số ngày tháng năm sinh của tôi được áp dụng logic Sator Square hay được cộng từng chữ số, thì sẽ có tổng là 38, làm một phép cộng cuối cùng nữa là 3 + 8 = 11 = The Holy Trinity + Infinity = 11:11. Tôi không quá tin vào thần số học vì nó cứ như 12 cung hoàng đạo, một thứ quá đơn giản và nặng tính giải cấu ảo ảo. Nhưng cơ bản Sator Square còn được làm theo logic kĩ thuật như vậy thì tôi cũng phải đối lại cho nó vui. Tôi cũng thấy sự vô tình giống nên mới phải chia sẻ khoảng khắc 11:11.
Vậy nên, sau gần 40,000 chữ, Wishing You A Happy New Year. Tôi hi vọng là nhiều người sẽ nhận thức mình thật sự có những khoảng khắc 11:11. Sự nhận thức đó mang một hi vọng tạo động lực vượt khỏi nghịch cảnh.